Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh

Thấy Khương trăn trở, có người bạn “tham mưu”: Hay là cậu về Hải Hà cùng vợ chăm lũ “vịt trời”. Câu nói đó không làm Khương tự ái, trái lại trong đầu anh lại nảy ra ý tưởng “Hay ta về Hải Hà nuôi vịt trời. Nhà mình có đất rộng, lại có hồ ao, sợ gì không làm được mà ăn”. Trước đó, Khương vô tình xem chương trình “Sinh ra từ làng” trên VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam, thấy có anh Tô Quang Dần, xã Đông Phú, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nuôi vịt trời kiếm được tiền tỷ. Khương nghĩ “Hay mình thử làm theo xem sao…”.
Nghĩ là làm. Anh xin nghỉ việc, trở về quê xã Quảng Chính, khởi nghiệp bằng nghề nuôi vịt trời từ đầu năm 2013. Khi ấy cả huyện chưa có ai làm nghề này. Với đồng vốn ít ỏi ban đầu, Khương lên tận trang trại của anh Tô Quang Dần ở Bắc Giang mua 50 con vịt giống, giá 480.000 đồng/con mang về Hải Hà nuôi thử. Những ngày đầu mầy mò, trước mắt là làm quen với lũ vịt, thân thiện với chúng để nuôi theo hướng bán hoang dã, chứ không nuôi nhốt hay chăng lưới bên trên ao đầm như một số người từng làm.
Anh kể, từ nhỏ anh hay quan sát lũ chim ngoài đồng, thấy con trâu to lớn, có cặp sừng cong, vậy mà con chim vẫn đậu trên lưng. Trong khi con người nom hiền lành hơn, mà khi chim phát hiện từ đằng xa là chúng đã vụt bay mất. Khương nhận ra rằng chim có giác quan rất nhạy, rất chính xác, phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù; thường rất cẩn thận khi chọn nơi đậu, làm tổ. Cậu bé Khương đã từng nuôi chim sáo, chào mào. Không giống như người khác, sợ mất chim nên nhốt cẩn thận, Khương có cách nuôi chim thả rông, chiều tối chúng tự bay về lồng. Theo Khương thì vịt trời cũng vậy, nếu biết cách nuôi thì chúng cũng gần gũi với con người. Khương bảo: “Vịt trời rất khôn. Hàng ngày chúng bay đi kiếm ăn rất xa, tối quay về đúng nơi ở. Khi vịt trời bị nhốt, chúng rất yếu, thịt không ngon vì ít vận động, không ăn các đồ ăn tự nhiên như cua, cáy, ốc”.
Vịt trời nuôi thả rông, chiều tối lại rủ thêm những con vịt sống hoang dã theo về. Từ 50 con vịt ban đầu, đến nay chưa đầy 2 năm, đàn vịt của anh Khương có khoảng 700 con. Khương cho biết lúc vịt mới nở, anh cho vịt ăn cám của gà con, sau 20 ngày cho ăn cám của vịt đẻ, tới tháng thứ 3 cho toàn thóc, ngô. Vịt trời không ăn tôm, cá đã chết, chúng thường tìm bắt tôm, cá, cua ốc còn sống. Chính đặc điểm này khiến cho vịt vận động nhiều, rất ít mắc dịch bệnh. Những vịt con hoang dã rất khoẻ mạnh, Khương thường giữ lại làm vịt giống. Trứng vịt được Khương ấp nhân tạo. Nhưng vẫn có nhiều con không bỏ được lối sống hoang dã, thường tự tìm nơi đẻ rồi ấp trứng. Bởi vậy, trên diện tích gần 1ha ao nuôi vịt trời, Khương để nhiều bụi cây tự nhiên, tạo nơi cho vịt đẻ, ấp trứng. Dưới ao Khương thả nhiều cá, vừa có nguồn thu cá, lại vừa có nguồn thức ăn cho vịt.
Mới nuôi, doanh thu chưa được nhiều, hiện mới có Công ty Du lịch Trường Sơn ở TP Móng Cái là khách hàng mua vịt trời thường xuyên của Khương với giá từ 200.000 - 250.000 đồng/con vịt 1kg. Cũng đã có những hộ chăn nuôi trong huyện tìm đến Khương học hỏi cách nuôi vịt trời và mua con giống. Ai đến học hỏi, anh đều chỉ bảo tận tình. Là người đầu tiên nuôi vịt trời trong tỉnh, bước đầu Đào Duy Khương đã tạo thêm hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi đa dạng cho nông dân Hải Hà.
Related news

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.