Tôm Thẻ Chết Đỏ Đồng
Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng ở các xã Phước Đồng, Vĩnh Thái, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đang điêu đứng, khánh kiệt vì tôm đổ bệnh chết hàng loạt. Nhiều gia đình mất bạc tỷ chỉ sau một vài đêm.
Tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, hộ anh Trần Trung Hiệp có kinh nghiệm nuôi tôm hơn 10 năm cũng đành chấp nhận cảnh trắng tay, khi tôm mới thả hơn nửa tháng thì chết sạch. Anh Hiệp cho hay, trước khi thả nuôi anh đã xử lý ao đúng kỹ thuật nhưng tôm vẫn dính bệnh. “Vụ này gia đình tôi thả hơn 10 triệu con giống (giá 350 ngàn đồng/vạn con), nuôi hơn nửa tháng thì tôm có biểu hiện bơi lừ đừ, bỏ ăn rồi chết dần chết mòn. Thấy tôm chết, tôi đứt ruột đứt gan, chạy bổ đi mua thuốc về phòng trị. Các loại thuốc tôi dùng vẫn như mọi khi: Hividin, BioQuats nhưng tôm không qua khỏi mà còn chết nhanh hơn. Thấy tình hình không ổn, tôi liền gọi thương lái vào bán non để gỡ gạc, nhưng vì tôm quá nhỏ nên bán chẳng ai mua” - anh Hiệp nói như mếu.
Anh Hiệp còn cho biết thêm, tất cả vốn liếng gia đình anh đã dồn vào vụ tôm này, bây giờ trắng tay, thiệt hại gần 2 tỷ đồng, gia sản không những đã sạch bách mà còn thiếu nợ ngân hàng chồng chất. Được biết, tình cảnh nợ nần vì tôm chết không chỉ riêng đối với anh Hiệp mà là thực trạng phổ biến của bà con nuôi tôm nơi đây.
Tiếp tục băng qua cầu Bà Thắng đến vùng nuôi tôm thuộc xã Vĩnh Thái, chúng tôi thấy nhiều chủ đìa đang phải xuất bán tôm non vì tôm cứ chết nổi ngày qua ngày. Cả cánh đồng tôm không khí nặng nề, ảm đạm. Vụ tôm bất thành, ao đìa bốc mùi tôm chết oi nồng, máy móc bỏ ngổn ngang. Nhiều hộ xả đìa thấy tôm chết đỏ đáy mà nản lòng không thèm nhặt.
Cũng như bao hộ khác, gia đình anh Hồ Tiến Dũng, thả 40 vạn tôm giống cho 4 ha đìa. Nuôi được hơn 50 ngày, anh Dũng cũng phải gọi thương lái vào bán gấp. Anh Dũng cho biết: “Tôi nuôi 2 đìa tôm nhưng đều xảy ra tình trạng tôm chết. Lúc đầu tôi nghĩ tôm chết là do đến chu kỳ (độ tuổi), sức đề kháng tôm yếu đi nên tăng cường thuốc đề kháng. Tuy nhiên mất bao nhiêu tiền thuốc mà tôm chết vẫn cứ chết. May mà tôi xuất bán non trước một đìa, thu được gần 1 tấn, bán ra với giá 50 ngàn/kg còn gỡ gạc được đồng vốn”.
Bên cạnh đìa của anh Dũng là đìa tôm của anh Trương Bảo Hưng. Anh Hưng ở nơi khác, vào đây thuê 2 ha đìa thả 60 vạn giống, nuôi khoảng 45 ngày thì tôm chết nổi đỏ đìa. Nhà anh sấp ngửa thu non, bán với giá 35 ngàn đồng/kg (thấp hơn 60% so với thị trường), chịu lỗ hơn 50 triệu đồng. Hiện tại, anh Hưng còn một đìa tôm nữa nuôi được gần 2 tháng, nhưng tôm vẫn cứ chết rải rác dù anh đã dùng nhiều biện pháp phòng ngừa. "Tôi đang tìm người mua, xuất bán non rồi chạy làng thôi anh ạ" - anh Hưng nói.
Nhận định lý do tôm chết, các hộ nuôi tôm ở đây cho rằng, nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm, bởi xung quanh khu vực có nhiều nhà máy chế biến thủy sản xả thải. Bên cạnh đó, do con giống không đảm bảo chất lượng, mật độ thả quá dày cũng là những nguyên nhân được đặt ra.
Chị Nguyễn Thi Lệ (xã Phước Đồng), là thương lái thu gom tôm ở đây cho hay, hiện nay tôm cỡ lỡn đang có giá, cụ thể, tôm loại 1 có giá trên 100 ngàn/kg (size 70 con/kg); loại 2 có giá 80 - 100 ngàn/kg. Tuy nhiên, do bà con nuôi tôm xuất bán non nên giá thu mua dao động từ 30 - 50 ngàn/kg tùy loại, thiệt hại rất lớn.
Related news
Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.
Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.
Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.
Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.
Vấn đề quan trọng hiện nay là việc triển khai đề án này cần được thực hiện như thế nào. NTNN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.