Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Sú Trở Lại

Tôm Sú Trở Lại
Publish date: Tuesday. August 19th, 2014

Sau thời gian dài lép vế trước tôm thẻ chân trắng về diện tích thả nuôi, đến nay, sau nhiều biến động, tôm sú đang có cơ hội trở lại “ngôi vương”.

Diện tích tăng

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

Với mật độ này chỉ chạy quạt cầm chừng và cho ăn dặm sẽ ổn định, an tâm hơn và cho thu nhập khá hơn con thẻ hiện nay”.

Theo đó, nhiều nông dân nuôi TTCT qua 2 - 3 vụ nuôi có chung nhận định về tính ổn định của 2 đối tượng tôm sú và TTCT, tính hiệu quả trước dịch bệnh, giá cả và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến quản lý môi trường ao nuôi. Chi phí cho các loại thuốc như men vi sinh, thuốc bổ sung tăng đề kháng, thuốc xử lý khí độc… đều tăng cao nhưng hiệu quả không cao.

Theo đó, thời tiết đang vào cao điểm mùa mưa, việc giảm độ mặn thì tôm sú sẽ chiếm ưu thế trong sinh trưởng hơn, cho hiệu quả cao hơn…; do đó, người dân nuôi tôm quay lại với tôm sú khá cao.

Điển hình từ HTX Nuôi tôm công nghiệp Hoàng Mỹ (xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau), với 98 ao nuôi của vụ trước TTCT khoảng 80% thì hiện nay thả tôm sú là 100%.

Do chi phí cho vụ nuôi ngày càng cao nhưng giá bán bấp bênh thì đa số người dân nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh đang có xu hướng chuyển sang thả nuôi tôm sú với mật độ thưa cho ăn dặm. Đây là hình thức nuôi phù hợp trình độ kỹ thuật, đồng vốn để đảm bảo thu nhập cho cuộc sống gia đình.

Tháo gỡ nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước nhận định: Một hiệu ứng rõ nét ở người nuôi tôm công nghiệp trong huyện hiện nay là tình trạng thiếu điện phục vụ nuôi tôm, giá tôm xuống thấp không còn vì hiện nay diện tích thả sú chiếm 35% trong 800 ha đang nuôi. Thêm vào đó, ngành điện cũng đã hỗ trợ lắp đặt thêm 80 bình biến áp phục vụ người dân.

Đây là tín hiệu tốt cho ngành điện và ngành nông nghiệp có thêm thời gian tính toán về quy hoạch vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là điện, phục vụ cho người dân nuôi tôm tăng mạnh như hiện nay. Theo đó là bài toán quản lý môi trường vùng nuôi sẽ được thắt chặt hơn sau vụ nuôi.

Để nâng cao tính hiệu quả của mô hình này, Phòng NN&PTNT các huyện trong tỉnh đang triển khai chuyển giao kỹ thuật tại hiện trường cho người dân trên mô hình nuôi tôm sú mật độ 10 - 15 con/m2. Ở loại hình nuôi này các yêu cầu về điện chạy quạt ít, chi phí thức ăn ít, các loại vi sinh, thuốc hóa chất sử dụng ít… nhưng thời gian nuôi ngắn do mật độ thưa tôm mau lớn, ít xảy ra dịch bệnh. Chưa kể, tôm sú loại 30 con/kg giá trên 200.000 đồng vẫn đảm bảo lợi nhuận không thua kém TTCT trên cùng diện tích ao nuôi.

Cả người dân và ngành nông nghiệp cùng chung nhận định là hiệu quả mô hình nuôi tôm sú mật độ thưa là hướng đi đúng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên tôm đang xảy ra trên diện rộng. Ngoài ra, nó còn góp phần giảm áp lực, cải thiện môi trường vùng nuôi, cân bằng và ổn định sản lượng giữa tôm sú và TTCT cho các nhà máy chế biến.


Related news

Để Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Vào Ao Tôm Đạt Hiệu Quả Cao Để Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Vào Ao Tôm Đạt Hiệu Quả Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Monday. January 19th, 2015
Tôm Nuôi Khẳng Định Vị Thế Tôm Nuôi Khẳng Định Vị Thế

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Monday. January 19th, 2015
Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Sơn La) Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Sơn La)

Ngoài đầu tư về kinh phí, Chi cục đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm ở những vùng đã nuôi cá lồng; hướng dẫn nông dân cách làm lồng cá, chăm sóc cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh phù hợp; kiểm tra lồng thường xuyên, vệ sinh lồng định kì...

Monday. January 19th, 2015
Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi Do Giá Cá Tăng Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi Do Giá Cá Tăng

“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.

Monday. January 19th, 2015
Sản Xuất Tôm Sú Hạn Chế Nhiễm Bệnh Còi Sản Xuất Tôm Sú Hạn Chế Nhiễm Bệnh Còi

Đại biểu dự hội thảo được triển khai các điều kiện và quy trình cơ bản trong sản xuất tôm sú giống như: cơ sở sản xuất, chất lượng và quy trình xử lý nước, điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh, có hồ sơ ghi chép hoạt động sản xuất, vận chuyển và nuôi tôm bố mẹ.

Monday. January 19th, 2015