Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc

Những ngày gần đây, nhiều vườn trồng mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trái chín rộ do những cơn mưa đầu mùa, khiến cho mãng cầu xiêm rớt giá.
Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú, cho biết, mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông có chất lượng trái tốt, nhiều dinh dưỡng. Hơn nữa, theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì mãng cầu xiêm còn có tác dụng phòng trị một số bệnh nguy hiểm, nên thị trường tiêu thụ mãng cầu xiêm ngày càng mở rộng, sức tiêu thụ mạnh.
Tại xã Tân Thạnh, ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, xã có diện tích trồng mãng cầu lớn trong huyện, nhờ cây mãng cầu, toàn xã đã có hơn 20 hộ thoát nghèo bền vững. Vì vậy, hiện nay nhiều người dân trong xã đã chuyển từ trồng lúa và dừa sang trồng mãng cầu xiêm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, cách đây hơn 10 năm, mãng cầu gai (tên gọi khác của mãng cầu xiêm) đã bắt đầu phát triển trên vùng đất này trên diện tích canh tác lúa kém hiệu quả. Cây mãng cầu gai theo hình thức ghép vào thân cây bình bát (một loại cây sống lâu, chịu được nước mặn) thích hợp với thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn, mau cho trái, năng suất cao, chất lượng trái tốt nên trong những năm qua mãng cầu gai là cây trồng vượt khó làm giàu ở địa phương.
Đến nay, toàn huyện có 540 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh... Đồng thời, tỉnh đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh theo tiêu chí VietGAP, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu gai nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu gai Tân Phú Đông trên thị trường.
Theo Đề án phát triển mãng cầu đến năm 2015, huyện Tân Phú Đông sẽ có khoảng 600 ha mãng cầu. Hiện Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm xã Tân Phú đang vận động nông dân trồng mãng cầu xiêm thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP dưới sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường.
Related news

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).

Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.

Vụ Chiêm xuân 2014-2015, toàn tỉnh Bắc Giang có kế hoạch xây dựng 103 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 3.100 ha. Trong đó, xây dựng mới 49 cánh đồng mẫu và duy trì 54 cánh đồng từ năm 2014.