Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Hùm Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao

Tôm Hùm Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
Publish date: Wednesday. June 27th, 2012

Sau cú sốc tôm hùm nuôi lồng tại các xã: Vạn Thạnh (Vạn Ninh), Cam Bình (Cam Ranh) bị chết hàng loạt vì bệnh sữa, người nuôi trong tỉnh Khánh Hòa lại đang gặp phải khó khăn khác khi giá tôm liên tục giảm. Đến thời điểm này, giá tôm hùm chỉ còn 800 ngàn đồng/kg, giảm 1 triệu đồng/kg so với thời gian trước.

Thiệt cả đôi đường

Khánh Hòa có khoảng 30 ngàn lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh và Nha Trang. Những năm gần đây, do bệnh sữa trên tôm hùm bùng phát nên số lồng thả nuôi trên địa bàn tỉnh đã giảm dần theo từng năm. Vụ tôm năm 2012, toàn tỉnh chỉ còn gần 20 ngàn lồng được thả nuôi, sản lượng ước khoảng 1.000 tấn tôm thương phẩm. Từ đầu năm đến nay, bệnh sữa trên tôm hùm tiếp tục bùng phát ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Trong đó, xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) bị thiệt hại nặng nề nhất, mỗi ngày có khoảng 400 - 500 kg tôm bị chết, trong đó hơn 80% chết vì bệnh sữa, gây thiệt hại cho người nuôi hàng trăm tỷ đồng. Theo người nuôi tôm, thời điểm năm ngoái, bình quân giá tôm hùm loại 1 bán hơn 2 triệu đồng/kg, có thời điểm lên đến 2,8 triệu đồng/kg. Thế nhưng, đến đầu năm nay, giá tôm hùm giảm còn 1,3 - 1,7 triệu đồng, hiện nay chỉ 800 ngàn đồng/kg. Ông Nguyễn Khắc Dũng - người nuôi tôm ở thôn Đầm Môn (xã Vạn Thạnh) cho biết: “Năm ngoái, do tôm hùm được giá, vợ chồng tôi dốc hết 
vốn liếng, vay thêm ngân hàng 150 triệu đồng mới thả được 4.000 con tôm giống. Thế nhưng, từ tháng 10 âm lịch năm ngoái đến nay, do bệnh sữa tái phát, tôm chết trắng bè nên số lượng tôm nuôi chỉ còn lại một nửa (khoảng 2.000 con). Đến thời điểm này, thời gian nuôi tôm đã được 12 - 14 tháng, trọng lượng 1 - 1,4 kg/con, thế nhưng chưa thể xuất bán vì giá thấp”. Theo ông Dũng, tiền đầu tư mua tôm giống đã hết 800 triệu đồng (200 ngàn đồng/con); chưa kể tiền đầu tư lồng bè, nhân công, mỗi ngày, tiền thức ăn cho tôm đã ngốn vài triệu đồng. Với khoảng 2.000 con tôm còn lại, giá bán phải được 1,5 triệu đồng/kg mới có lãi, còn giá thấp như hiện nay thì lỗ nặng.

Bà Nguyễn Thị Loan - người thu mua tôm hùm thịt ở Nha Trang cho biết: “Giá tôm hùm thường không ổn định, tăng hay giảm đều phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Tôi mua tôm để bán lại cho các điểm thu mua lớn hơn. Khi đủ hàng, họ lại xuất khẩu đi Trung Quốc. Chúng tôi không phải là người quyết định giá, mua tôm với giá nào đều thông qua các điểm thu mua, liên lạc qua điện thoại hàng ngày, hàng giờ. Tôi thu mua tôm chủ yếu chỉ kiếm tiền công”.

Ông Phan Văn Ni - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh cho biết: “Toàn xã có 350 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, có 900 hộ nuôi với 7.000 lồng tôm hùm. Tình trạng tôm hùm chết xảy ra từ tháng 10 âm lịch năm trước và kéo dài cho tới nay. Thời điểm trước Tết âm lịch, lúc cao điểm, 1 ngày, số tôm chết trong xã lên đến 400 kg. Hiện nay, các vùng nuôi trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra tình trạng tôm chết nhưng không đáng kể, môi trường vùng nuôi đang dần dần ổn định. Tuy nhiên, giá tôm hùm giảm mạnh đang gây không ít khó khăn cho người nuôi. Những năm trước đây, do tôm bị chết, nhiều người nuôi tôm còn nợ ngân hàng nên việc vay thêm vốn gặp nhiều khó khăn, buộc người nuôi tôm phải vay bên ngoài. Một số người vay vốn đã đến hạn trả nợ đành phải bán tôm, mặc dù giá tôm rất thấp”.

Cần phát triển vùng nuôi theo quy hoạch

Ông Đào Công Thiên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tôm hùm chủ yếu được nuôi tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Tuy nhiên, chỉ một phần rất ít tôm hùm được tiêu thụ tại các nhà hàng cao cấp trong nước, số còn lại đều xuất khẩu sống sang Trung Quốc theo dạng tiểu ngạch. Đến nay, chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đứng ra thu mua, ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch với người nuôi. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chậm vì thương lái Trung Quốc mua hàng cầm chừng, thậm chí họ lợi dụng tâm lý người nuôi không bán trong khi tôm bị bệnh sẽ càng hao hụt dần để tiếp tục ép giá.

Do nghề nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa đang phát triển tự phát nên nguồn nước, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, hiện tượng tôm mắc bệnh chết ở một số vùng nuôi vẫn thường xảy ra. Để nghề nuôi tôm hùm phát triển ổn định, yếu tố then chốt là thực hiện nghiêm túc việc phát triển vùng nuôi theo quy hoạch, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi. Mặt khác, ngành Nông nghiệp cần sớm thành lập cơ quan thú y chuyên về thủy sản, thường xuyên theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Related news

Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng

Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.

Thursday. November 13th, 2014
Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

Sunday. November 9th, 2014
Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

Thursday. November 13th, 2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

Thursday. November 13th, 2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Sunday. November 9th, 2014