Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp

Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp
Publish date: Friday. November 28th, 2014

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá”  luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.

Từ chuyện doanh nghiệp “chạy làng”…

Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, một số địa phương đã phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, như: chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, đậu tương Tuần Giáo hay ngô, gạo và dong riềng huyện Điện Biên... Song một trong những vấn đề nông dân quan tâm nhất là thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản. Và giải pháp được đưa ra là cần có sự liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Trên thực tế, mô hình liên kết “4 nhà” không phải là chuyện mới lạ với nông dân Điện Biên, bởi không phải hiện tại mà đã nhiều năm trước khi triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp gì mới người ta đã đề cập mối liên kết “4 nhà”.

Nhưng mối liên kết “4 nhà” chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ví như dự án trồng gừng xuất khẩu ở xã Na Son và gấc lai tại một số xã thuộc huyện Điện Biên Đông, trồng ớt ở xã Noong Luống (huyện Điện Biên) do Công ty TNHH Vinaga Điện Biên làm chủ đầu tư. Năm 2009, Công ty TNHH Vinaga Điện Biên triển khai dự án trồng gấc lai xuất khẩu ở xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) với tổng diện tích trên 100ha.

Công ty chịu trách nhiệm cung ứng giống, vật tư, một phần phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Tuy nhiên, trái với hợp đồng đã ký, việc thu mua của công ty không thường xuyên, đơn vị chỉ đến thu mua đúng thời vụ đầu tiên. Những vụ sau, gấc chín không có mối tiêu thụ, cuối cùng hàng trăm hộ dân đã phải chặt cây gấc - từng là niềm hy vọng để họ bớt nghèo.

Tiếp đó là mô hình trồng gừng xuất khẩu cũng do Công ty TNHH Vinaga Điện Biên phối hợp với chính quyền địa phương triển khai tại xã Na Son (huyện Điện Biên Đông). Ban đầu, Công ty cam kết rõ ràng: doanh nghiệp và nông dân cùng liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhưng đến ngày gừng được thu hoạch chả thấy “bóng dáng” doanh nghiệp đâu. Rốt cục lại đẩy hàng trăm gia đình nghèo vào cảnh mếu dở, khóc dở, vì gừng giá rẻ như bèo mà cũng chẳng ai mua…!

… đến chuyện “được mùa mất giá”

Không ai khác, chính nông dân là người thấm nhất điệp khúc “được mùa rớt giá, mất mùa được giá” ở Điện Biên. Xã Núa Ngam, vùng trọng điểm sản xuất ngô của huyện Điện Biên gieo trồng gần 700ha ngô trong vụ xuân hè 2014 nhưng cũng không tránh khỏi “quy luật” được mùa mất giá.

Ông Nguyễn Văn Đóa, Chủ tịch UBND xã khá băn khoăn về việc tìm đầu ra ổn định cho cây ngô trên địa bàn, cho biết: Vụ xuân hè năm nay, ngô Núa Ngam được mùa hơn so với những niên vụ trước, với tổng sản lượng trên 4.000 tấn, niềm vui của bà con không trọn vẹn vì giá ngô giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg trong khi chi phí vật tư nông nghiệp cao.

Để hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản, UBND xã đã làm cầu nối với một số doanh nghiệp trong tỉnh về thu mua 100% lượng ngô thu hoạch, song so với chi phí đầu tư, thuê nhân công thu hoạch, người dân lãi lời chả bao nhiêu.

Mới đây nhất là câu chuyện về cây hồng hoa ở huyện Tuần Giáo cũng khiến nông dân băn khoăn. Nếu hạch toán kinh tế thì trồng cây hồng hoa cho thu nhập cao hơn các giống cây ngắn ngày khác như: đậu tương, ngô, sắn, khoai...

Song đó là chuyện của 2 năm trước. Chứ bây giờ hồng hoa cũng chật vật lắm. Tìm hiểu từ người trồng hồng hoa chúng tôi được biết hai năm trước nhu cầu tiêu thụ hồng hoa lớn, giá thị trường tại các chợ đầu mối khu vực T.P Điện Biên Phủ từ 22.000 - 25.000 đồng/kg quả đài. Sang niên vụ 2014 thì giá thấp dần và nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh nên cây hồng hoa cũng đang “bấp bênh” đầu ra.

Trước thực trạng đó, nhiều hộ dân trồng hồng hoa ở thị trấn Tuần Giáo đã đăng ký thành lập tổ hợp tác với mong muốn tìm được đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ hợp tác đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC) đưa sản phẩm đi giới thiệu tại một số nơi. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra nhận ký kết tiêu thụ sản phẩm.

Hài hòa lợi ích Nông dân - Doanh nghiệp

Qua thực tế các mô hình giống cây trồng mới như đề cập ở trên tại một số huyện cho thấy, vấn đề chính là mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thực sự hài hòa, không có sự ràng buộc nhất định, nên doanh nghiệp thấy lợi thì làm theo kiểu doanh nghiệp, người dân thấy lợi thì làm theo kiểu người dân.

Đối với nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất tự cung tự cấp, tích cực chủ động tìm hiểu, liên kết thị trường tiêu thụ và được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn pháp lý khi ký hợp đồng. Về phía doanh nghiệp, cần có cách làm chuyên nghiệp, chia sẻ hài hòa lợi ích kinh tế với nông dân và thực hiện đúng cam kết. Có như vậy mới tránh được tình trạng cung vượt quá cầu và điệp khúc nông sản “được mùa rớt giá”.

Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/h%C3%A0i-h%C3%B2a-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-doanh-nghi%E1%BB%87p


Related news

Chọn Giống Chọn Giống "Né Lụt", Chống Chịu Hạn

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa, cây ngô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, việc chọn các giống ngắn ngày "né" được lụt, chống chịu hạn tốt sẽ giảm thiểu đáng kể sự thiệt hại và được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ mùa thắng lợi.

Thursday. November 14th, 2013
Giá Lươn Nuôi Từ 100.000 - 115.000 Đồng/kg Giá Lươn Nuôi Từ 100.000 - 115.000 Đồng/kg

Nông dân xã Tân An (Tân Châu - An Giang) có thu nhập cao từ mô hình nuôi lươn trong bồn chất ủ bằng cây bắp khô. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi lươn, nông dân Trịnh Minh Tiến Anh cho biết, sau 6 tháng nuôi, anh vừa bán 2 bồn lươn khoảng 15.000 con, thu lãi gần 15 triệu đồng. Mùa nước nổi năm nay, giá lươn nuôi được thương lái mua cao hơn những năm trước. Lươn được phân thành hai loại: Loại I: Từ 200gr trở lên bán với giá 115.000 đồng/kg; loại II: Từ 150gr – dưới 200gr bán giá 110.000 đồng/kg.

Friday. November 15th, 2013
Sẽ Truy Xuất Nước Xuất Khẩu Sẽ Truy Xuất Nước Xuất Khẩu

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.

Friday. November 15th, 2013
Chuẩn Bị Tốt Cho Vụ Tôm Nước Lợ 2014 Chuẩn Bị Tốt Cho Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ được các địa phương kiểm soát khá tốt, giá tôm nguyên liệu tăng nên người nuôi yên tâm thả giống, mở rộng diện tích canh tác. Để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi năm 2014, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất và phổ biến lịch thời vụ nuôi, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nước lợ.

Friday. November 15th, 2013
Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.

Friday. November 15th, 2013