Tôm chết hàng hoạt do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng

Trong tổng số gần 700ha tôm nuôi tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), thì có đến 80ha tôm bị chết; vùng nuôi tôm ven đầm Ô Loan, huyện Tuy An có trên 20ha tôm bị chết và vùng nuôi tôm ở TX Sông Cầu có 20ha bị bệnh và chết. Theo Chi cục Thú y tỉnh, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy, tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa cho biết, dù tìm nhiều cách để tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến môi trường nước thay đổi, dẫn đến sức đề kháng của tôm suy giảm, các loại vi rút và vi khuẩn có cơ hội phát triển trong môi trường nước và gây hại tôm. Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch tôm sớm với năng suất thấp, bán với giá từ 50.000 đồng đến 90.000 đồng/kg, nên phần lớn người nuôi bị lỗ vốn.
Related news

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.

Là mặt hàng thành công nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản năm 2013, nhưng những tháng đầu năm 2014, tôm Việt Nam liên tiếp bị cảnh báo nhiễm kháng sinh và bị bơm Agar, gây ảnh hưởng không tốt trên thị trường.