Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Hiệu Quả

Cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh.
Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C).
Thường cải xoong được dùng tươi, ngày 20 - 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho.
Ở miền núi, nơi có bệnh bướu cổ lưu hành, việc phát triển trồng cải xoong rất tốt, không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể.
Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt.
Cách làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm một mớ cải xoong khoảng 200g; Một quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ.
Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách.
Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh.
Ngoài ra, cải xoong còn được dùng chữa một số bệnh khác, như tàn nhang, tăng huyết áp, bí tiểu tiện...
Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch.
Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn.
Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml.
Related news

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.