Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi

Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi
Publish date: Wednesday. December 31st, 2014

Những năm gần đây, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các hộ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng là làm sao để tăng quy mô và chất lượng đàn bò sữa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Để giải quyết vấn đề này, việc phối giống bằng tinh bò sữa phân ly giới tính là một trong những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất và cũng là xu thế tất yếu để đẩy nhanh công tác cải tiến giống bò.

Xu hướng phát triển

Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Úc… và các nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao.

Sản lượng sữa bình quân có thể lên tới trên 10 tấn/chu kỳ. Ở Việt Nam, đã có một số tỉnh, thành sử dụng tinh phân ly giới tính để phối cho bò sữa như trang trại bò sữa Mộc Châu (Sơn La); Trại bò sữa Phú Lâm (tỉnh Tuyên Quang) của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk cho kết quả rất tốt, giúp cho việc tăng đàn bò nhanh, bò có chất lượng tốt, sản lượng sữa trên 7 tấn/chu kỳ.

Tại Hà Nội, từ năm 2010, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã triển khai việc sử dụng tinh phân ly giới tính đến các hộ chăn nuôi bò sữa tại một số xã trọng điểm với 1.000 liều tinh. Đến nay, hiệu quả thu được từ chương trình rất tích cực, với tỷ lệ bê cái sinh ra đạt 90%.

Khối lượng bê sơ sinh bình quân đạt 37,5 kg/con. Đặc biệt, hộ ông Nguyễn Văn Dũng (ở Tản Lĩnh, Ba Vì) sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò sữa bằng tinh phân ly giới tính. Kết quả, bò mẹ đã cho ra một bê cái nặng tới 47kg bằng phương pháp sinh thường.

Bê sinh ra từ tinh phân ly giới tính có ngoại hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt. Khả năng tăng trọng của bê được sinh ra từ công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân ly giới tính khoảng 1.000g/ngày/con. Ở giai đoạn bò trưởng thành cho năng suất, chất lượng sữa cao.

Điển hình như hộ ông Chu Văn Hoàn (ở xã Vân Hòa, Ba Vì) có một bò cái sữa được sinh ra từ tinh phân ly giới tính, hiện tại đã đẻ lứa đầu, sản lượng sữa đạt trung bình 30kg/ngày. Hơn nữa, hiện nay giá bán 1 con bê cái sữa cao hơn 1 con bê đực khoảng từ 12 - 15 triệu đồng/con.

Do vậy, khi phối giống bằng tinh phân ly giới tính cho bò, người chăn nuôi sẽ có ngay gần 20 triệu đồng từ giá trị bê cái mới sinh, còn nếu sinh ra bê đực chỉ bán bê thui giá trị thấp khoảng 3 - 4 triệu đồng/con. Mặt khác, dùng tinh bò sữa phân ly giới tính giúp tăng đàn nhanh ở thế hệ tiếp theo vì bê sinh ra phần lớn là bê cái. Với những ưu điểm trên, việc sản xuất giống bò sữa bằng tinh bò sữa phân ly giới tính được người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đánh giá rất cao.

Những vấn đề cần lưu ý

Tuy nhiên, việc sử dụng tinh phân ly giới tính phối cho bò sữa cũng gặp phải một số hạn chế như giá mua tinh phân ly tương đối cao (khoảng trên 1,2 triệu/liều), tỷ lệ đậu thai chỉ đạt khoảng 50% do những đặc thù của tinh phân ly giới tính khác với tinh bình thường.

Tinh phân ly thường chỉ phối cho bò cái tơ hoặc bò đẻ lứa 1, không phối với các loại bò như tinh bình thường. Vì vậy, để hiệu quả của thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân ly giới tính đạt cao nhất, người chăn nuôi cũng cần lưu ý một số vấn đề ngay từ khâu tuyển chọn bò cái nhận tinh.

Đây là khâu hết sức quan trọng, chỉ nên phối giống cho những con có khả năng sinh sản tốt, đường sinh dục bình thường, là bò cái tơ, hoặc bò đẻ lứa 1, bò có trọng lượng từ 280kg trở lên. Đồng thời, phát hiện đúng thời điểm động dục, phối giống kịp thời và dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo có tay nghề cao. Đặc biệt, người chăn nuôi cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đúng kỹ thuật. Như vậy sẽ tiết kiệm được vật tư, giảm giá thành sản xuất bò cái giống.

Hiệu quả kinh tế thu được khi sử dụng tinh phân ly giới tính cho bò sữa là hướng đi mới trong việc lai tạo giống bò sữa, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển.


Related news

Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông

Giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất athanol nhiên liệu bền vững? Đó là những nội dung được đem ra bàn thảo tại hội nghị “Xây dựng giải pháp thúc đẩy sản xuất ethanol nhiên liệu bền vững” được Bộ NN&PTNT tổ chức vào sáng 21.10 tại Nhà máy Sản xuất Bio-Ethanol nhiên liệu Dung Quất.

Wednesday. October 22nd, 2014
Tỷ Phú Rừng Trồng FSC Tỷ Phú Rừng Trồng FSC

Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

Wednesday. October 22nd, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

Wednesday. October 22nd, 2014
Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. October 22nd, 2014
Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững

Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.

Wednesday. October 22nd, 2014