Tìm hướng đi mới cho cây cà phê Tây Nguyên

Nhiều khó khăn
Với khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, Tây Nguyên đã trở thành vùng trọng điểm cà phê vối của cả nước.
Không chỉ thế, cà phê Tây Nguyên còn được đánh giá là vượt trội hơn về hương vị so với các vùng khác.Việc phát triển theo hướng bền vững là cần thiết với ngành cà phê.
Những năm qua, công nghiệp chế biến của nước ta từng bước được hình thành và phát triển lớn mạnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chính ngành công nghiệp này đã đưa khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta không ngừng tăng.
Hàng năm, có 95 - 97% tổng sản lượng cà phê trong nước được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14% thị phần và xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân.
Song những vấn đề nội tại là sự phá vỡ quy hoạch, bùng nổ diện tích, dẫn theo nhiều hệ lụy khác.
Theo quy hoạch thì đến năm 2020, diện tích cà phê cả nước dừng lại ở con số 600 ngàn ha (trong đó Tây Nguyên 530 ngàn ha).
Tuy nhiên đến năm 2014, cả nước đã có 641,7 ngàn ha, vượt gần 7% theo quy hoạch.
Trong đó, diện tích cà phê già cỗi, cần trồng thay thế, tái canh là 140- 160 ngàn ha.
Không chỉ thế, quá trình thoái hóa của cây cà phê diễn ra nhanh hơn do việc canh tác có nhiều bất ổn (do có khoảng 90% diện tích cà phê thuộc về nông hộ với trình độ canh tác thấp).
Những bất ổn ấy đó là việc bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước quá mức làm suy giảm độ phì nhiêu của đất; nhiều vườn cà phê chưa coi trọng việc trồng cây che bóng và chắn gió (chỉ có 18,3% diện tích cà phê được trồng cây che bóng).
Trong khi đó, quá trình biến đổi khí hậu đang khiến nguồn nước ngày càng suy giảm, nạn hạn hán ngày càng khốc liệt…
Hướng đến sự bền vững
" Rất nhiều nông dân của ta đang có “tư duy ngắn hạn” đã “bóc lột” vườn cây quá mức khi mà giá cà phê tăng cao và ngược lại.
Điều này dẫn đến vườn cây sớm thoái hóa, chất lượng hạt giảm, ảnh hưởng đến môi trường...”.
TS Phan Huy Thông
Để khắc phục những bất ổn ấy, tại diễn đàn các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp cũng như nông dân đã đưa ra nhiều ý kiến xây dựng nhằm hướng đến một nền cà phê bền vững.
Đáng chú ý đó là giải pháp “Quản lý nước tưới tổng hợp cho cây cà phê” của TS Lê Ngọc Báu và TS Phạm Việt Hà (Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên)
“Ứng dụng DRIS để bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Tây Nguyên” của TS Nguyễn Văn Sanh (Trường Đại học Tây Nguyên),
“Quy trình kỹ thuật Tiến Nông chăm sóc cây cà phê kinh doanh” của Công ty CP Công- Nông nghiệp Tiến Nông;
Kết quả nghiên cứu về quá trình bón phân hợp lý cho cây cà phê của ThS Hồ Công Trực (Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên); một số tiến bộ kỹ thuật thâm canh cà phê bền vững của Trung tâm Khuyến nông quốc gia…
Related news

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.