Tìm Cách Làm Giàu Cho Nông Dân

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.
Đây quả là một áp lực cho chính tôi. Hầu như không lúc nào tôi được lơi là với nhiệm vụ này. Đi đâu cũng phải để mắt tìm tòi để phát hiện ra các nội dung mới, các đối tượng mới, các kỹ thuật mới và cả các cách làm ăn mới. Ở đâu có tín hiệu hay là tôi tới ngay, lúc nào cũng mong tìm được các vấn đề mới...
Nhiều đêm, khi bỗng nhớ ra một vấn đề gì hay, tôi bật dậy và viết liền trong đêm. Mình không còn biết mệt là gì, có vấn đề là lao ngay vào viết.
Thấm thoắt mà đã hơn 3 năm rồi, tuần nào tôi cũng có bài cho chuyên mục. Đếm số bài đã viết, nó lên tới con số 180 bài. Tôi cũng không ngờ mình đã viết tới 180 bài cho chuyên mục. Có nghĩa là, tôi đã nêu ra cho bà con tới 180 hướng làm ăn.
Hôm nay, 7.5.2014, Báo kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên, còn tôi thì hướng tới cái tuổi 70 tròn trịa. Bác Hồ bảo “Thất thập cổ lai hy”.
Nhưng nhìn gương làm việc của Bác thì ta chưa là cái gì. Vì vậy, dù đã 70 tuổi, tôi vẫn luôn luôn quyết tâm bám trụ đến cùng để duy trì được chuyên mục, duy trì ô cửa sổ để bà con tiếp cận được với khoa học kỹ thuật đang vươn lên như vũ bão xung quanh ta.
Có lẽ trong Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi là người có thâm niên cao. Tôi đã tham gia Ban Chấp hành liên tục 3 khóa liền.
Trong suốt 3 nhiệm kỳ này, tôi chỉ lo một việc duy nhất là cung cấp thông tin KHKT cho bà con. Tuy việc đơn điệu như vậy nhưng vất vả vô cùng. Cuộc cách mạng khoa học của chúng ta đầy cam go và sóng gió. Rất nhiều thử thách, rất nhiều cách làm.
Chúng tôi phải luôn tỉnh táo để chọn ra những hướng đi đúng nhất mà chia sẻ cho bà con. Mỗi bài báo là một hướng đi. Hàng nghìn người theo hướng dẫn của mình. Vì vậy, nếu sai thì nguy hiểm vô cùng. Do đó, chúng tôi luôn luôn phải hết sức thận trọng. Ngoài suy nghĩ của mình ra, tôi đã trao đổi với rất nhiều nhà khoa học để xin ý kiến của họ.
Chọn được một vấn đề, chọn được một hướng đi là cả một quá trình đào sâu suy nghĩ. Nhiều đêm mất ngủ cũng chỉ vì chưa khẳng định được một nội dung nào đó. Để cái đích phải thật rõ ràng, chúng tôi cần khổ tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, với 180 nội dung mà chúng tôi đã nêu ra, chúng tôi cũng đã giúp được hàng vạn hộ nông dân có việc làm, tăng thu nhập. Chúng tôi rất mừng mỗi khi được bà con báo tin đã thành công khi làm theo hướng dẫn của báo. Đi tới đâu, chúng tôi cũng được nông dân hoan nghênh. Bà con coi chúng tôi như người cùng nhà, như người cùng “phe”.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới mà Đảng ta đã dồn sức thực hiện, vai trò của KHKT là vô cùng to lớn, nó là đòn bẩy để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trách nhiệm này vô cùng nặng nề. Tôi tin rằng, Báo NTNN vẫn tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho nông dân. Chuyên mục “1001 cách làm ăn” xin tiếp tục nở hoa để bà con đơm trái, vươn lên một nông thôn mới tràn đầy hạnh phúc.
Related news

Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.