Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, cần khẩn trương thống nhất giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho các cơ quan thú y, cụ thể:
(1) Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014);
(2) chuyển Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi về Cục Thú y thay cho đơn vị hiện nay là Tổng cục Thủy sản;
(3) đề nghị các địa phương (bao gồm các tỉnh, thành Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai và Trà Vinh) chưa chuyển giao nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản và các địa phương (bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau) mới chỉ chuyển giao một phần nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản khẩn trương chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản (gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y thủy sản) cho Chi cục Thú y. Ngành thú y có đủ điều kiện về nguồn nhân lực, trang thiết bị và thực tế có cách tiếp cận khoa học, có bài bản chuyên nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh;
(4) tại cấp huyện, xã của các địa phương trọng điểm về thủy sản, các cán bộ thú y cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về công tác thú y thủy sản nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao;
(5) đồng thời các địa phương cần xây dựng và bố trí đủ kinh phí để triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm hoạt động giám sát dịch bệnh và quan trắc cảnh báo môi trường trong năm 2015.
Related news

Bệnh lem lép hạt có khả năng tiếp tục phát sinh gây hại lúa mùa trà muộn trỗ bông - chín tại các tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung bộ khi gặp mưa rào và tố lốc

Cả 3 mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn gia cầm của gia đình ông Nguyễn Văn Viên ở thôn Ngọc Yên, xã Đăk Xú (Ngọc Hồi, Kon Tum) đều dương tính với virut cúm A/H5N1.

Hiện theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế suất ưu đãi dành cho các thành viên WTO là 40% đối với đường trắng.

Lạ quá, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nông sản! Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2015, một đất nước nổi tiếng nhiều cây trái nhiệt đới đã nhập khẩu 360 triệu USD trái cây từ 13 quốc gia, trong đó chủ yếu là Thái Lan và Trung Quốc.

Giá cao su tại Tokyo giảm do yên tăng giá so với USD sau quyết sách tháng 10 của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.