Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”
Hội thảo do GAA tổ chức nhằm giới thiệu tiêu chuẩn BAP hoàn chỉnh cho các hệ thống nuôi cá và giáp xác (ngoại trừ trang trại nuôi cá hồi bằng lồng vẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn riêng). Đây là tiêu chuẩn trang trại đa loài, thay thế cho các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loài riêng lẻ trước đây, bao gồm tôm, cá rô phi, cá tra và cá nheo.
Tiêu chuẩn mới này chỉ thích hợp với các loài sử dụng đàn bố mẹ nuôi nhốt để sản xuất con giống. Các loài được cho ăn bằng thức ăn khai thác từ tự nhiên hay thức ăn thu hái từ tự nhiên cũng không phải là đối tượng bao gồm trong tiêu chuẩn mới này.
Ngoài việc tích hợp các tiêu chuẩn dành cho bốn loài khác nhau đã có, tiêu chuẩn mới còn mở rộng ra cho nhiều loài cá và giáp xác chưa từng được đề cập đến, bao gồm/nhưng không giới hạn cho: cá vược, cá lượng biển, cá bớp, cá cam, cá hồi, cá mú, cá chẽm mõm nhọn, cá rô, cá chép, cá ngộ, cá bơn, cua, ghẹ, tôm càng sông và tôm hùm nước ngọt.
Tiêu chuẩn trang trại đa loài mới cũng quan tâm nhiều hơn tới trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật và truy nguyên so với các tiêu chuẩn đã được thay thế.
Tiêu chuẩn mới sẽ là bắt buộc kể từ ngày 1/1/2014 đối với các trang trại đang có chứng nhận BAP và là bắt buộc ngay tại thời điểm tiêu chuẩn có hiệu lực đối với các trang trại chưa có chứng nhận BAP.
Related news

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.