Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020
Báo cáo Đề án cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu quý giai đoạn 2015 - 2020.
Theo quy hoạch, tổng diện tích trồng sâm đến năm 2030 là 15.568ha (vùng đệm 6.712ha, vùng lõi 8.856ha) triển khai tại 7 xã của huyện Nam Trà My
. Mục tiêu 5 năm đến là tiếp tục bảo tồn nguồn giống, củng cố Trạm Dược liệu Trà Linh và phát triển trại giống Tắk Ngo đủ cung cấp giống trồng sâm cho nhà đầu tư và nhân dân; phát triển thương hiệu quốc gia cho cây sâm Ngọc Linh.
Tổng nguồn vốn từ ngân sách đầu tư giai đoạn 2015 - 2030 hơn 1.404 tỷ đồng, vốn đầu tư của doanh nghiệp hơn 23.518 tỷ đồng, vốn đầu tư của nhân dân 9.920 tỷ đồng.
Sở NN&PTNT cho biết, từ nay đến năm 2020 sẽ phát triển 5 loài cây dược liệu quý gồm đảng sâm, sa nhân, ba kích, giảo cổ lam và đương quy tại 9 huyện miền núi với tổng diện tích gần 5.000ha.
Đối tượng được hỗ trợ để bảo tồn chủ động cây dược liệu là các ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh, Đắc My, Sông Kôn và Bắc Sông Bung.
Đặc biệt, hộ gia đình phát triển dược liệu dưới tán rừng dự kiến hỗ trợ 40 triệu đồng/ha với diện tích tham gia trồng tối thiểu 0,5ha, tối đa không quá 3ha; hỗ trợ tài chính, tín dụng...
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, Đề án “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý giai đoạn 2015 - 2020” và quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh là rất cần thiết; vì vậy, các cơ quan chức năng cần hoàn chỉnh đề án để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp đến.
Trước mắt, sẽ tập trung các nguồn lực để ưu tiên phát triển 5 loại cây dược liệu quý, hướng đến đưa ngành dược liệu thành thế mạnh của miền núi.
Related news
Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.
Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.
Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.
Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.
Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.