Tiếp Tục Kiểm Tra Chất Lượng Khoai Tây Trung Quốc

Sáng 11/7, tại chợ Nông sản Đà Lạt, Đội Quản lý thị trường số 1 (TP Đà Lạt) đã bất ngờ kiểm tra lô hàng 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải từ TP HCM ngược lên Đà Lạt nhập vào kho của bà Nguyễn Thị Dung.
Theo các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn liên quan lô hàng mà bà Dung cung cấp, số khoai tây này nằm trong lô hàng 20 tấn khoai tây Trung Quốc, do Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại tổng hợp A&Q (TP Lạng Sơn) nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh, và điểm đến cuối cùng là chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM), với giá 3.370 đ/kg. Sau đó, số khoai tây này được đưa ngược lên chợ Nông sản Đà Lạt, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, bà Dung chưa xuất trình được hóa đơn mua hàng.
Vì nghi ngờ việc “chở củi về rừng”, cán bộ Quản lý thị trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng (Sở NN&PTNT Lâm Đồng) tiến hành lấy mẫu của lô hàng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật số khoai tây này.
Theo một số tiểu thương chuyên kinh doanh khoai tây tại chợ Nông sản Đà Lạt, sau khi cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện và tiêu hủy 26 tấn khoai tây nhập từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thì khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản ngày một ít hơn. Hiện khoai tây Đà Lạt có giá từ 20.000 đ/kg trở lên, khoai tây Trung Quốc sau khi “mặc áo” khoai tây Đà Lạt được các tiểu thương bán về các tỉnh với giá 14.000 - 15.000 đ/kg.
Related news

Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...
Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.