Gà Mỹ giá rẻ như rau Do gian lận thương mại
Tại Hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế toàn cầu” ngày 16/9, ông Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, vừa qua dư luận đang nóng lên vấn đề thịt gà Mỹ bán tại Việt Nam với giá “rẻ như rau”.
Cụ thể, vị đại diện Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, sau khi làm việc với Tổng cục Hải quan, Cục Thú y và Hiệp hội xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ, với Phòng Nông nghiệp đại sứ quán Mỹ thì giá xuất khẩu đùi và cánh gà thấp nhất vào Việt Nam là 0,9 USD/kg chưa bao gồm thuế, phí vận chuyển.
“Khi chúng tôi làm việc thì họ có nói ở Mỹ không bán gà nguyên con. Người Mỹ thích ăn ức gà nên giá cánh và đùi rất rẻ. Giá xuất khẩu đùi và cánh gà thấp nhất vào Việt Nam là 0,9 USD/kg chưa bao gồm thuế, phí vận chuyển” – ông Khanh thông tin.
“Nếu tính cả thuế, phí vận chuyển giá gà phải được bán ra với giá thấp nhất là 23.000 đồng/kg. Và khi kiểm tra lại với Cục Thú y và Tổng cục Hải quan thì cũng đưa ra cái giá như vậy. Từ đó có thể thấy giá thịt gà bán 12.000-13.000 đồng/kg là có gian lận thương mại” - ông Khanh khẳng định.
Theo ông Khanh, vừa rồi có 13 bang của Mỹ bị cấm do xảy ra dịch cúm nên hàng tồn sắp đến thời kỳ bị hủy dưới sự giám sát của chính quyền, vấn đề này dưới sự bắt tay của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ ngoài luồng đã nhập về Việt Nam.
Trong khi đó, các hiệp hội cũng nhận định rằng gà Mỹ bán giá 20.000 đồng/kg, thậm chí giá chỉ có 13.000 đồng/kg có thể có chuyện gian lận thương mại.
Ông Khanh chia sẻ, một năm chúng ta nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt gà, nhưng con đường nhập khẩu tiểu ngạch rất nhiều. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gian lận thương mại. Do vậy, ông Khanh đề nghị cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm soát được gian lận thương mại.
Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 45.651 tấn gà, hầu hết là đùi gà, từ Mỹ, chiếm 49% tổng lượng thịt nhập khẩu trong giai đoạn này.
Trước đó, ông Tống Xuân Chinh – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra khiếu nại gà đông lạnh Mỹ đang được bán tại Việt Nam với giá 91 cent một kg (khoảng 20 nghìn VNĐ/kg). Trong khi chi phí sản xuất gà tương tự tại Việt Nam đã là 1,31-1,36 USD/kg (tương đương 29 – 30 nghìn VNĐ/kg).
Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết họ đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, điều tra việc có hay không tình trạng bán phá giá sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam. Theo hiệp hội này, gà đông lạnh Mỹ đã khiến doanh nghiệp và người chăn nuôi gà Việt Nam thiệt hại 62,3 triệu USD trong 11 tháng qua.
Mặt khác, theo ông Khanh, Hoa Kỳ chỉ dùng ức gà, còn đùi và cánh họ xuất khẩu với giá rất rẻ. Vậy nên Việt Nam cần có cơ chế chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu ức gà sang nước họ.
Related news
Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".
Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.
Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.
Điều kiện đất đai, thị trường, trình độ SX... dĩ nhiên mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi táo bạo từ cây lúa sang SX rau màu, tạo nên diện mạo sáng lạng, năng động cho SX nông nghiệp lẫn đời sống nông dân ở huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đáng để suy ngẫm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.
Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.