Chương Trình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Thôn Trà Nô

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.
40 hộ nghèo được vay vốn tín dụng, mỗi hộ 12 triệu đồng (không lãi suất) trong thời gian 18 tháng để mua bò nuôi vỗ béo, với tổng số 80 con; ngoài ra còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh...
Dù chưa đến thời điểm thu hồi vốn để xoay vòng cho hộ khác chăm sóc, nhưng chị Võ Thị Tuyết, ước đoán: Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hai con bò nhà tôi lớn rất nhanh. Bây giờ, nếu bán cả hai con chắc được 25 triệu đồng, đủ tiền trả vốn vay Nhà nước và còn dư một khoản để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Kiều Thanh Nhõa, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà cho hay: Qua theo dõi, phần lớn các hộ được hướng dẫn kỹ thuật nên chăm sóc bò khá tốt, đáp ứng yêu cầu của chương trình; lợi nhuận kinh tế từ nuôi bò vỗ béo đã thấy rõ. Chúng tôi sẽ đôn đốc bà con trả vốn đúng kỳ hạn để xoay vòng cho đối tượng khác, để người dân có thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Related news

Gia đình anh Phúc có 3 công ruộng ở vị trí không được tốt nên hiệu quả canh tác lúa không cao, anh phải tìm kế sản xuất (SX) khác để nuôi sống 4 miệng ăn. Tình cờ anh xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng nên về làm thử. Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi anh kiên nhẫn học hỏi kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu. Từ chỗ nuôi lỗ, anh hòa vốn và có lời.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.