Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
Do vậy, việc tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi, giảm thiệt hại cho người nuôi.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 491/SNN&PTNT-TY ngày 07/4/2015 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm, tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung như:
- Thông báo rộng rãi kết quả giám sát mầm bệnh (do Chi cục Thú y thực hiện) để người nuôi tôm trong huyện, xã biết và chủ động phòng ngừa (lưu ý người nuôi tại các khu vực có mẫu nhiễm đốm trắng cần hạn chế việc lấy nước vào ao, trường hợp cần thiết phải bổ sung nước cho ao nuôi thì phải xử lý diệt mầm bệnh một cách triệt để);
- Triển khai việc cấp sổ theo dõi nuôi thủy sản cho hộ nuôi tôm, tăng cường giám sát tình hình tôm nuôi và dịch bệnh để hợp tác với cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển tôm giống nhập vào địa bàn huyện nhằm hạn chế việc lây lan mầm bệnh.
- Khuyến cáo người nuôi tạm thời chưa nên thả nuôi tôm trong thời gian này cho đến khi tình hình ổn định trở lại.
Related news

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2013, thành phố đã lựa chọn ba cây trồng chủ yếu gồm lúa chất lượng cao, hoa và rau an toàn để khuyến khích phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 12.500ha cây vụ đông, trong đó: Ngô 8.542,5ha; rau 3.195ha; khoai lang 619ha; đậu tương 48ha; lạc 15,5ha.

Chúng tôi đến thị xã Phú Thọ khi bà con nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông, đã 11 giờ trưa nhưng trên đồng không khí lao động vẫn khá nhộn nhịp. Hiện nay, sản xuất vụ đông gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi diện tích vụ đông đã dần bị thu hẹp nhưng ở xã Hà Thạch màu xanh của ngô, khoai, rau, bí… đã phủ kín khắp các cánh đồng.