Xuất Khẩu Gạo Thái Lan Bỏ Xa Việt Nam

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (TREA).
Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 1,79 triệu tấn, gạo Hom Mali chiếm hơn 552 ngàn tấn, gạo tấm chiếm gần 474 ngàn tấn, gạo nếp chiếm hơn 70 ngàn tấn, gạo đồ chiếm hơn 878 ngàn tấn và gạo lứt chiếm gần 63 ngàn tấn.
Giá trị xuất khẩu gạo đạt 63,076 tỷ baht, tăng 19% so với 52,986 tỷ baht cùng kỳ năm 2013.
Giá trung bình xuất khẩu gạo trắng trong 5 tháng đầu năm ở mức khoảng 391 USD/tấn, giảm 27% so với mức 537 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái. Gạo Thái Hom Mali có giá 1.044 USD/tấn, giảm 9% so với mức 1.152 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chỉ xuất khẩu được hơn 3 triệu tấn gạo, giảm 14% so với 3,5 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu trung bình ở mức 432 USD/tấn (FOB).
Trong tháng 6/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 671 ngàn tấn gạo, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 15% so với tháng 5/2014. Giá xuất khẩu trung bình tháng 6 ở mức 423 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn so với tháng 6/2013 nhưng giảm 2% so với hồi tháng 5/2014.
Thị trường chủ lực trong xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là Châu Á, chiếm 79%.
Related news

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa tại tỉnh Bến Tre cho biết, cây dừa là cây trồng ít sâu bệnh nhưng thời gian gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại tấn công và ngày càng phát triển mạnh như: bọ vòi voi, bọ cánh cứng, sâu đục trái,… và mới nhất là loài côn trùng lạ gây chết cả cây dừa.