Thủy Sản Việt Nam Kỳ Vọng Bứt Phá

Nhiều năm rồi, ngành thủy sản cứ “giật gấu vá vai” hết khó khăn này đến khó khăn khác và sự thất bát luôn đeo nặng những người gắn bó. Năm 2014, dù khó khăn vẫn còn nhưng ngành thủy sản vẫn bội thu về sản lượng cũng như giá trị thương mại.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.
Cụ thể trong năm qua, ngành tôm Thái Lan gặp nhiều khó khăn (sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS, EU cắt giảm ưu đãi thuế quan cho mặt hàng tôm chín của nước này trong năm nay và năm tới là tôm nguyên liệu…) là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh XK sang thị trường EU và Mỹ. Ngoài ra, lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với thủy sản EU, Mỹ, Na Uy, Australia và Nhật Bản trong năm qua cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam thâm nhập trở lại thị trường này, nhất là mặt hàng cá tra.
Trong năm 2014, các thị trường trọng điểm gồm Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều tăng trưởng mạnh. Chẳng hạn, xuất khẩu tôm sang EU tăng 96%, Hàn Quốc tăng 99%... Đặc biệt, với tình trạng khan hiếm về cung do bệnh dịch xảy ra ở Thái Lan và một số quốc gia khác, giá tôm Việt Nam xuất sang các nước này đã tăng lên đáng kể. Giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với cá tra và cá basa dù đang đối mặt với những rào cản về kỹ thuật cũng như về thuế ở những thị trường lớn như Mỹ và EU, nhưng xuất khẩu trong năm vẫn tăng nhẹ và chiếm lĩnh tổng giá trị xuất khẩu nhờ yếu tố mùa vụ, khi đơn đặt hàng từ các nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ... đều tăng lên nhằm phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch.
Kỳ vọng bứt phá
Theo các DN, năm qua ngành thủy sản làm ăn có lãi là do đã ổn định, chủ động được sản xuất, kinh doanh và các thị trường XK tăng mạnh. Chẳng hạn với Công ty CP Hùng Vương (HVG), năm 2014 đã tăng mạnh XK vào thị trường Nga, thậm chí các đơn hàng đã ký đến hết quý I/2015. Theo ông Dương Ngọc Minh- Chủ tịch HĐQT HVG, sang năm 2015, dự báo Nga sẽ là thị trường hấp dẫn đối với DN thủy sản nhờ FTA ký với Liên minh Hải quan. Khi đó, ít nhất 80% hàng hóa vào Nga, trong đó có thủy sản sẽ được miễn thuế. Hiện HVG đang có nhiều kế hoạch gia tăng đầu tư, mở rộng hoạt động sang Nga. Với các bước chuẩn bị này, HVG đặt mục tiêu đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng và lãi 1.000 tỷ đồng vào năm 2015.
Trong khi đó, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Minh Phú - kỳ vọng, Minh Phú sẽ trở thành công ty chế biến, xuất khẩu tôm lớn và phát triển bền vững với tốc độ cao trên thế giới, cán đích kim ngạch 1 tỷ USD vào năm 2017. Ông Lê Văn Kháng - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) - cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, nhưng nhờ chủ động khai thác các nguồn từ các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ, công ty đã bảo đảm cung ứng các đơn hàng xuất khẩu.
Theo đánh giá chung của các DN trong ngành, năm 2014 là một trong những năm bước ngoặt chuyển tiếp 2015, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có bước đột phá mạnh do điều kiện trong môi trường XK mà Việt Nam đã, đang đạt được các thỏa thuận hiệp định song phương với các thị trường nhập khẩu lớn.
Related news

Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.

Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.