Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Sản Việt Chắc Chân Ở Australia

Thủy Sản Việt Chắc Chân Ở Australia
Publish date: Saturday. September 13th, 2014

Việt Nam hiện là 1 trong 3 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường Australia chỉ sau New Zealand và Trung Quốc.

Đây là thị trường luôn giữ tốc độ tăng trưởng khả quan suốt 3 năm qua của thủy sản Việt Nam trong khi các thị trường lớn khác đối mặt với nhiều biến động.

Cá tra Việt Nam ngày càng phổ biến ở Australia nhưng tôm lại là mặt hàng được XK nhiều nhất sang quốc gia này. Năm 2013, xuất khẩu tôm sang Australia đạt trên 128,7 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012, chiếm 62% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này

Nhân dịp Hội chợ Thủy sản quốc tế Vietfish, đoàn Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Australia (SIAA) và Ban quản lý chợ cá Sydney (SFM) đã tham quan và tìm hiểu thực tế hoạt động nuôi trồng, sản xuất thủy sản tại An Giang, Cần Thơ, Nha Trang.

Đoàn Australia đánh giá cao năng lực sản xuất cũng như có ấn tượng tốt đối với các vùng nuôi khép kín, bảo đảm chất lượng từ cá giống, thức ăn cho cá, đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong nuôi trồng và sản xuất chế biến.

Với mặt hàng cá tra, VASEP và SIAA đều đánh giá chợ cá Sydney là một kênh quảng bá và tiêu thụ rất tốt cho các sản phẩm cá tra cao cấp của Việt Nam. Bên cạnh đó, tôm nuôi sinh thái chất lượng cao cũng là sản phẩm có tiềm năng lớn.

Ông Normant Grant, Chủ tịch SIAA cho biết tôm sú được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước cung cấp tôm cho Australia với lợi thế là nước sản xuất tôm sú nhiều nhất thế giới. Vì vậy, tiềm năng mở rộng hơn nữa xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng sang Australia là rất lớn.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.


Related news

Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Wednesday. July 31st, 2013
Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh) Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh)

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

Wednesday. July 31st, 2013
Thất Bát Vụ Dưa Hấu Thất Bát Vụ Dưa Hấu

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

Wednesday. July 31st, 2013
Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tập Trung Ở Quảng Nam Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tập Trung Ở Quảng Nam

Mặc dù đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tại hội nghị “Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2007 - 2012 và những định hướng trong thời gian đến” được Sở NN&PTNT Quảng Nam tổ chức vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là với đối tượng nuôi chủ lực - tôm thẻ chân trắng.

Wednesday. December 26th, 2012
Nuôi Rắn Hổ Hèo Trong Hộc Tủ Nuôi Rắn Hổ Hèo Trong Hộc Tủ

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

Wednesday. January 2nd, 2013