Thủy sản đón nhận cơ hội từ Cộng đồng ASEAN

Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN vừa ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) từ ngày 31/12/2015.
Với sự kiện này, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến mới, các DN XK thủy sản cần tận dụng và tranh thủ các cơ hội để tăng XK.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị XK thủy sản sang ASEAN tăng trưởng 5 - 10%/năm.
Trong đó, tính riêng 10 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam trong khu vực tăng 33,6% so với 5 năm trước: Cá các loại (thuộc mã 0301 đến 0305 và 1604 trừ cá ngừ cá tra) có giá trị XK lớn nhất đạt gần 170 triệu USD, tăng 112% so với năm 2011;
Giá trị XK cá ngừ cũng đạt 31,7 triệu USD, tăng gần 57%; nhuyễn thể (mực, bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ) cũng tăng 8,7%.
VASEP cũng nhận định, ASEAN vừa là thị trường XK lớn vừa là nguồn cung truyền thống, chất lượng tốt.
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị NK thủy sản từ ASEAN đạt 87,7 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài các thị trường nguyên liệu khác như Ấn Độ, Đài Loan, Peru, ASEAN là nguồn cung lớn của các nhà NK tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam.
Trong 9 thị trường XK khu vực, Thái Lan là đối tác đặc biệt quan trọng của khách hàng thủy sản Việt Nam.
Mười tháng đầu năm 2015, giá trị XK thủy sản sang Thái Lan đã chiếm đến 44,2% tổng giá trị XK sang cả ASEAN, tiếp đó là thị trường Singapore, Malaysia và Philippines.
Nằm trong mối quan hệ láng giềng vừa hợp tác nhưng cũng nhiều cạnh tranh, Thái Lan và Việt Nam là hai nguồn cung hàng đầu thủy sản cho thế giới.
Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, sức cạnh tranh của các DN thủy sản Việt Nam thường yếu hơn so với các nước trong khu vực, nguyên nhân chủ yếu là do thuế NK cao, các chính sách pháp luật của Thái Lan, Singapore cũng thuận lợi hơn cho hoạt động NK nguyên liệu để XK.
Related news

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.

Thời tiết nắng liên tục thuận lợi cho thương lái ở xã Mỹ Đức (An Giang) trong việc phơi ớt khô bán sang Campuchia. Chị Nguyễn Ngọc Hiền, một thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề phơi ớt khô, cho biết: Gia đình chị đang phơi khoảng 15 tấn ớt. Ớt tươi được mua với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg và phơi trong 7 ngày nắng là có thể bán cho các thương lái với giá dao động từ 56.000 - 60.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi ký ớt khô thu lãi từ 1.500 - 2.000 đồng. Một tấn ớt khô thương lái thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.