Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái Trung Quốc thâu tóm thị trường thanh long Bình Thuận

Thương lái Trung Quốc thâu tóm thị trường thanh long Bình Thuận
Publish date: Monday. August 24th, 2015

Không phải đến bây giờ thương lái Trung Quốc mới có mặt tại Bình Thuận để mua thanh long. Khoảng 8 năm trước, họ đã đến để đặt hàng, thu mua và làm ăn rất có uy tín, buôn bán sòng phẳng…

Ồ ạt mở vựa thu mua

Là một trong những người đầu tiên xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Trung Quốc, anh T, chủ doanh nghiệp xuất khẩu thanh long lớn tại Bình Thuận vẫn còn nhớ “cách chơi đẹp” của thương lái Trung Quốc vào những năm 2008 – 2009. “Khi đó, họ qua đây chỉ một hai lần để tìm hiểu thị trường và tìm nguồn cung cấp hàng mà thôi. Còn sau đó hai bên liên hệ buôn bán với nhau qua điện thoại. Muốn mua bao nhiêu thì thương lái Trung Quốc gọi điện báo cho mình và chuyển một phần tiền qua gọi là đặt cọc. Vào mùa chong đèn, tiền cọc mà đối tác phía Trung Quốc chuyển qua có khi đến 2/3 giá trị chuyến hàng. Khi đó đóng thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không sợ bị ép như hiện nay”, anh T cho biết. Nhưng sau này, cả thương lái Trung Quốc và người Việt tham gia buôn bán trái thanh long ngày một nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng tranh mua, giành bán. Các thương lái Trung Quốc trước đây bắt đầu “tung chiêu” thâu tóm các vựa thanh long.

Còn nhớ những năm 2011 – 2012, phong trào mở vựa thanh long phát triển ồ ạt. Có những nông dân trúng vài vụ thanh long chong đèn đã có vốn nên họ bắt đầu mở vựa thu mua. Thậm chí có chủ vựa xuất thân là “cò” thanh long, ít kinh nghiệm buôn bán cũng liều mở vựa. Vốn không có, họ chấp nhận mang tài sản thế chấp ngân hàng để đầu tư nhà xưởng, kho lạnh hàng tỉ đồng thu mua thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc. “Thời điểm đó vựa thanh long xuất hiện nhiều đếm không hết. Đi dọc quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam, nơi nào cũng thấy treo biển mua bán thanh long.  Các vựa tranh nhau mua thanh long, mạnh ai nấy làm, có vựa nâng giá để mua cho đủ hàng xuất sang Trung Quốc”, H, một “cò” thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam cho biết.

Bề ngoài, bảng hiệu, nhà xưởng, công nhân, xe cộ vẫn tấp nập. Nhưng thực chất họ không có một chút quyền hành nào trong định giá thanh long, cứ như kiểu “có xác mà không có hồn”…

Vốn ít, không có mối “bạn hàng” bên kia biên giới nên một số vựa thanh long mang hàng ra các cửa khẩu bán lẻ như người dân đi mua mớ rau, con cá. Nếu hôm nào hàng ít, giá cao thì có lời, còn gặp buổi “chợ ế”, giá thấp thì chấp nhận lỗ, thậm chí đổ hàng đánh xe về tay không. Sau một vài chuyến lỗ vốn,  các chủ vựa nhỏ đã “sức cùng lực kiệt” phải chấp nhận phá sản hoặc buông xuôi cho thương lái Trung Quốc thâu tóm.

Có xác… nhưng  không hồn

Để nhanh chóng “hạ gục” hay biến một vựa thanh long nào đó thành “sân sau”, thương lái Trung Quốc thường áp dụng chiêu đặt hàng với số lượng lớn, liên tục trong một thời gian. Số lượng đặt hàng bao giờ cũng vượt khả năng của vựa đó dẫn đến tâm lý muốn mở rộng nhà xưởng, đầu tư mua xe để đáp ứng nhu cầu bạn hàng. Nhưng khi chủ vựa đã “dốc hết hầu bao” vào mở rộng sản xuất thì cũng là lúc thương lái Trung Quốc dừng mua, hạ giá với hàng loạt lý do như hàng kém chất lượng, trái cây vào mùa nhiều… Điều này khiến không ít chủ vựa điêu đứng, đóng cửa thì mắc nợ ngân hàng mà tiếp tục thì không biết bán cho ai. Khi đó, chủ vựa chỉ còn hai lựa chọn hoặc bán vựa cho chính thương lái Trung Quốc đã đặt hàng trước đây hoặc chấp nhận làm “vệ tinh” gom hàng. Trong quá trình xâm nhập thực tế tại xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, người dân ở đây cho biết trên địa bàn xã hiện chỉ còn 2 vựa thanh long là người Việt tự đóng hàng, còn hầu hết các vựa đã cho thuê lại nhà xưởng hoặc bán cho thương lái người Trung Quốc.

Để qua mặt các cơ quan chức năng, thương lái Trung Quốc sau khi mua vựa vẫn để nguyên tên cũ và cũng không làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. Phải thuyết phục mãi, H, mới bật mí cho chúng tôi cách hoạt động của các vựa đã bị thương lái Trung Quốc mua lại. Theo đó, sau khi mua vựa, thương lái Trung Quốc sẽ thuê luôn những chủ vựa trước đây. Một mặt để đối phó khi lực lượng chức năng kiểm tra, mặt khác là tận dụng các mối bán thanh long mà các vựa đang có. “Thực chất, họ không khác gì người làm thuê, chân rết cho thương lái người Trung Quốc. Muốn mua thanh long ở vườn nào đó, họ phải đưa những “ông chủ” người Trung Quốc đến tận nơi xem hàng, ra giá. Bề ngoài, bảng hiệu, nhà xưởng, công nhân, xe cộ vẫn tấp nập. Nhưng thực chất họ không có một chút quyền hành nào trong định giá thanh long, cứ như kiểu “có xác mà không có hồn”, H cười chua chát. Sau khi khống chế phần lớn các vựa tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc bắt đầu ép giá, khiến phần thiệt thòi trút xuống người nông dân chân lấm tay bùn.


Related news

Nghề Nghề "Săn" Tôm Nhí

Nghề đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) từ lâu nay được biết đến là một trong những nghề có thu nhập "khủng" của ngư dân vùng biển. Song, để có nguồn thu nhập đó là điều không đơn giản. Có đi, nghe và thấy mới hiểu được những những khó khăn của ngư dân trong những đêm trắng mưu sinh trên biển "săn lộc trời"!

Wednesday. January 28th, 2015
Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận

Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.

Wednesday. January 28th, 2015
Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

Wednesday. January 28th, 2015
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

Wednesday. January 28th, 2015
Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Wednesday. January 28th, 2015