Thương lái lạ săn gà Đông Tảo

Mua kiểu tận thu
Một người dân chuyên chăn nuôi gà Đông Tảo cho biết: gà “tiến vua” ở đây luôn đắt khách mua và rất được giá.
Tuy nhiên, điều lạ là không hiểu vì sao gần đây, các thương lái Trung Quốc mua với giá rất cao.
Trứng gà Đông Tảo được đặt hàng với giá từ 100- 200.000 đồng/quả; gà bố, mẹ mua từ 5 -10 triệu đồng/con.
Không kể gà trống hay gà mái, gà đẻ hay gà thải loại (gà già), hễ thấy gà có chân to là thu mua triệt để.
Một số thương lái Trung Quốc còn đặt vấn đề với họ đứng ra làm “nậu” thu gom gà mà không hạn chế về số lượng.
Điểm khác biệt của thương lái Trung Quốc với thương lái nội địa là khi thu mua họ tiến hành một cách ồ ạt.
Được biết, xã Đông Tảo thường xuyên có trên 2.200 hộ chăn nuôi gà đặc sản.
Trong đó hàng trăm hộ thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Điển hình như: hộ ông Nguyễn Văn Thấm (chủ trại gà Thấm Mộc), hàng năm duy trì trên 2 nghìn con gà thịt thương phẩm, 500 con gà mẹ, xuất trên 2 vạn con gà giống 1-2 ngày tuổi/năm; hộ ông Tạ Đình Hiếu, hộ anh Thắng cũng luôn duy trì hàng nghìn con gà trong chuồng trại, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Bảo vệ thương hiệu gà Việt
Các chủ trại gà nói rằng ngăn cấm thương lái Trung Quốc mua bán gà Đông Tảo là điều không thể.
Việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua như thời gian vừa qua cũng là cơ hội để bà con chăn nuôi xuất khẩu sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với nguy cơ mất thương hiệu.
Gần đây, gà Đông Tảo được nhiều tờ báo lớn nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức và Trung Quốc đề cập đến chất lượng thương hiệu.
Để ngăn chặn điều này có thể xẩy ra, cần phải đăng ký thương hiệu gà Đông Tảo của Việt Nam càng sớm càng tốt.
Theo ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch Hội những người nuôi gà Đông Tảo, gần đây bà con bán gà cho nhiều thương lái ở Trung Quốc và cả Bỉ, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Hồng Kông...
Họ mua với giá rất cao.
Bà con chăn nuôi bán gà cho ai là quyền của họ, pháp luật không cấm.
Địa phương nên giúp đỡ và đứng ra hỗ trợ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu “Gà Đông Tảo”.
Đây là việc làm cần thiết để xây dựng thương hiệu gà Đông Tảo, mở ra cơ hội đưa gà ở đây tiến xa ra thị trường thế giới, đồng thời tạo cơ sở pháp lí để bảo vệ thương hiệu trên thị trường.
Một chủ trại gà Đông Tảo cho hay, sau khi mua gom gà Đông Tảo, các thương lái Trung Quốc thường dùng xe tải đưa gà tới tập kết tại khu vực một số tỉnh biên giới đưa về nước tiêu thụ như một thứ đặc sản.
Related news

Sáng 28/5, tại TP Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị “Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay và định hướng phát triển chăn nuôi 2013 - 2015”.

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).