Thổi Gió Cho Vùng Đất Nghèo
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện mạo xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã hoàn toàn thay đổi. Đổi thay đó có sự góp sức không nhỏ của Hội ND xã mà người đứng đầu là anh Đỗ Văn Thinh…
Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) là xã mới thành lập năm 2000. 7/9 thôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên hầu hết đều thuộc diện nghèo. Nhưng chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện mạo Đăk Djrăng đã hoàn toàn thay đổi. Đổi thay đó có sự góp sức không nhỏ của Hội ND xã mà người đứng đầu là anh Đỗ Văn Thinh…
Anh Thinh kể: Lúc được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã, anh rất trăn trở để mở hướng sản xuất cho bà con. Điều kiện đất đai, lao động không có gì đáng nói. Cái quyết định với đồng bào dân tộc là nhận thức. Nhưng để bà con thay đổi được nếp nghĩ không phải cứ tổ chức họp hành, vận động chung chung là được. Tâm lý bà con là chỉ tin vào những gì họ cảm nhận được, thấy được. Đầu tiên anh chọn già Đinh Kăng, làng Brếp, anh Đinh Lih, làng Đê Tur là những hội viên có uy tín, chịu khó để "làm mẫu". Anh cùng làm, tận tình "cầm tay chỉ việc". Từ tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch…
Hiệu quả thu nhập từ những hội viên này bắt đầu lan tỏa. Nhiều hộ khác bắt đầu từ sự dè dặt rồi mạnh dạn làm theo làm theo… Sau 5 năm, đồng bào đã biết tự học hỏi nhau trồng cà phê, hồ tiêu, bời lời. Hộ ít cũng đã có thu nhập chừng vài chục triệu đồng; hộ khá đã vài trăm triệu mỗi năm sau khi đã trừ chi phí… Hiện nay, theo tiêu chí mới, toàn xã chỉ còn có 96/1.262 hộ nghèo. Dẫu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi nhưng với anh Thinh đây chỉ mới là sự chuyển biến bước đầu.
Cái khó nhất của Hội vẫn là việc tiếp tục giải phóng sức ì, tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là công tác vận động, nâng cao nhận thức cho đồng bào để họ tự tin vào chính mình, làm bùng lên khát vọng thoát nghèo trong họ còn lắm gian nan. Là đầu tàu, anh Thinh luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình. Nhờ chịu khó học hỏi, anh đã tạo dựng cho mình một cơ ngơi khấm khá. Hiện, gia đình anh đang sở hữu 2ha cà phê, 300 trụ tiêu kinh doanh. Vụ rồi, cà phê và hồ tiêu đã cho gia đình anh thu nhập gần 350 triệu đồng. vườn hồ tiêu chỉ mới cho quả bói nên chỉ đạt 8 tạ tiêu hạt, bán được gần 100 triệu đồng…
Sự năng nổ, nhiệt huyết trong công viêc; vượt khó làm giàu của anh chính là sức thuyết phục cho hội viên ND xã Đăk Djrăng trên con đường vượt nghèo
Related news
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có trách nhiệm tổ chức phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng tiêu chuẩn, thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo.
Cụ thể, mấy ngày qua giá lúa ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang… đều tăng từ 250-300 đ/kg. Hiện lúa thơm Jasmine 85 thương lái thu mua tại ruộng từ 4.950 – 5.000đ/kg đối với lúa tươi cắt máy. Lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.700 - 4.800đ/kg, IR 50404 giá 4.300 – 4.350đ/kg.
Chính vì thế, phải tranh thủ ra bán sớm. Và họ đã phán đoán đúng tình hình. “Bình thường, ở đây bán đến 7 giờ tối. Nhưng mấy ngày nay, tôi bán đến trưa là hết sạch. Hôm nào khỏe, bán luôn cữ chiều. Kiếm kha khá”, người phụ nữ tên Tuyết, tay cân rau cho khách, miệng nói liến thoắng.
Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.