Thực phẩm Việt cần một chiến lược xây dựng thương hiệu

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm Việt Nam” tại Hà Nội ngày 27/10.
Hội thảo nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá hiệu quả cho hình ảnh của ngành thực phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Tập đoàn NaFoods chia sẻ, mặc dù đã hội nhập sâu rộng nhưng đến nay các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.
“Cụ thể là mặt hàng rau củ quả, phần lớn chưa được đưa vào chế biến mà chỉ qua sơ chế hoặc xuất thô, chủ yếu thuộc 3 dạng là đồ hộp, nước trái cây và trái cây sấy khô.
Nếu biết tích hợp chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, tăng năng suất thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải tự thân vận động, tự vươn lên và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình,” ông Kiên nói.
Hội thảo “Xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm Việt Nam” tại Hà Nội ngày 27/10.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tự thân vận động vì chính doanh nghiệp mới cứu được doanh nghiệp.
Đối với quốc gia chỉ xây dựng được thương hiệu quốc gia.
Đối với doanh nghiệp thì phải tự xây dựng thương hiệu của chính doanh nghiệp ấy.
Ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam có nhiều tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có tăng lên hay không phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm phát triển như thế nào.
Do vậy, để tạo thương hiệu cho ngành công nghiệp thực phẩm thì các doanh nghiệp cần đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để đạt độ tự động hóa cao, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, vấn đề nghiên cứu thị trường cần được mở rộng, đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với khẩu vị, tập quán của từng thị trường, khách hàng.
Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cần gắn với hoàn thiện kênh phân phối.
Về chiến lược hỗ trợ phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam trong thời gian tới, ông Tạ Hoàng Linh cho biết:
“Hiện nay chúng tôi đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp thực phẩm thông qua các hoạt động của chương trình xúc tiến thương hiệu quốc gia, hoạt động này bao gồm các công việc cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo cho các doanh nghiệp hiểu biết thêm về thị trường, cách giao dịch với thị trường, tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài.
Do đó với những doanh nghiệp có năng lực thật sự chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó ra nước ngoài trong các đoàn giao thương hoặc trong các chương trình hội chợ triển lãm”.
Related news

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu việc huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân.

Truy xuất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nuôi tôm nhằm xác định mua giống đúng địa chỉ, đảm bảo chất lượng, kiểm soát dịch bệnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định 50% thành bại của vụ nuôi.

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.

Tại hội nghị bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 3.11 tại TP.Bảo Lộc, một trong các giải pháp được nêu ra là phải liên kết để cứu ngành chè.

Gần đây, trong khi Việt Nam đang loay hoay tìm cách xây dựng và phát triển thương hiệu gạo thì Campuchia, với sự hỗ trợ của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu gạo của riêng họ.