Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam giảm 2,2%

Và sau 2 tháng sụt giảm liên tục, tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 2% so với cùng kỳ, đạt gần 71 triệu USD.
Mỹ
Sau sự tăng trưởng mạnh hồi tháng 2, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ tăng giảm liên tục.
Đặc biệt, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 giảm mạnh, gần 57% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4,3 triệu USD. Chính sự sụt giảm này đã khiến tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm sang Mỹ giảm hơn 13% so với cùng kỳ, đạt hơn 34,4 triệu USD.
Nhật Bản
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số 10 thị trường NK nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam.
Giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 đạt gần 2 triệu USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ. Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ sang đây trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,7 triệu USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ.
Dường như giá trị của đồng yên không ảnh hưởng tới hoạt động XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này.
EU
XK cua ghẹ của Việt Nam sang các nước EU giảm liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Trong tháng 8, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây tiếp tục giảm hơn 17% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2 triệu USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,5 triệu USD, vẫn giảm hơn 13% so với cùng kỳ.
Pháp, Hà Lan, Anh và Bỉ vẫn tiếp tục là 4 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam trong khối.
Trong đó, so với tháng 7, tốc độ tăng trưởng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang Hà Lan đã chậm lại. Và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giá trị XK sang Bỉ lại tăng mạnh hơn lên tới 3 con số, đạt hơn 120%. XK cua ghẹ sang Pháp và Anh vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Hồng Kông
Do trong tháng 8 có dịp lễ trung thu, một trong 4 lễ lớn của Trung Quốc, nên XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây đã tăng mạnh trở lại, đạt hơn 131% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 580 nghìn USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 3,7 triệu USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.
Ngoài 4 thị trường chính kể trên, Hàn Quốc là thị trường đáng chú ý trong tháng 8 này.
Với tốc độ tăng trưởng tốt, thị trường này đã vươn lên lọt vào tốp 10 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam, đứng trước cả Đài Loan. Tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm sang đây đạt hơn 922 nghìn USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Canada sau một thời gian giảm NK cua ghẹ của Việt Nam đã tụt xuống khỏi tốp 10 thị trường chính.
Dự báo, XK cua ghẹ từ giờ tới cuối năm sẽ tăng trở lại do các thị trường đang chuẩn bị bước vào mùa lễ hội lớn trong năm.
Related news

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.