Bệnh giun thận lợn
1.Đặc điểm
Giun còn ký sinh ở các mô mỡ quanh thận của lợn.
Bệnh do ấu trùng di hành nên gây tổn thương da ruột, phôi, gan: gây viêm gan, xuất huyết phá hoại tổ chức gan phá hoại chức năng sinh lý gan dẫn tới xơ gan. Khi ấu trùng xâm nhiễm, trên da lợn có nhiều mụn nhỏ, đỏ sẫm, chảy máu.
Khi nhiễm nhiều giun, lợn thường cong lưng, đau vùng thận, gầy còm, sút cân, bạch cầu eosin tăng.
Lợn nái có thể bị sẩy thai. Lợn bị bệnh trên da có lấm tâm xuất huyết, viêm màng bụng, xơ gan, có khi gan sưng, cứng, phải thường bị áp xe hoặc bị sưng và cứng, đôi khi thấy ấu trùng và giun trưởng thành trong các nang kén ở phổi, trong xoang ngực, gan, thận, hạch lâm ba.
Tổ chức liên kết thận tăng sinh, ống dẫn niệu sưng, có các kén nhỏ ở các mô quanh thận và ống dẫn niệu.
Trong kén có giun trưởng thành.
2.Điều trị
Dùng albendazol hoặc thiabendazol.
3.Phòng bệnh
Dung các biện pháp tổng hợp sau: Kiểm tra giun thận với lợn mới nhập chuồng không nhập lợn nhiễm giun.
Thường xuyên làm vệ sinh, sát trùng chuồng trại phải ủ để diệt mầm bệnh.
Chuồng trại, sân chơi phải khô ráo, có ánh sáng chiếu, không để lợn tiếp xúc với giun đất.
Định kỳ kiểm tra giun thận cho lợn và điều trị triệt để.
Related news
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...