Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu nhập khá từ nuôi gà đá

Thu nhập khá từ nuôi gà đá
Publish date: Friday. May 22nd, 2015

Ông Trần Văn Truyển ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), cho biết: “Tôi đến với việc nuôi gà đá một cách tình cờ. Tôi mê chơi gà đá từ thời thanh niên, lúc nào trong nhà cũng nuôi vài con gà để chơi. Nhiều người đến chơi thấy gà đá hay nên mua lại, từ đó tôi nảy ra ý định gầy giống để bán. Ban đầu, tôi chỉ nuôi hơn chục con, thấy thị trường tiêu thụ mạnh nên tôi tăng dần đàn.

Tôi tuyển chọn vài con gà mái giống to khỏe và một số con gà trống loại hay để phối làm giống. Khi gà nở những con cồ thì nuôi để đá, còn nở gà mái thì nuôi lớn lấy thịt”. Hiện nay, trại gà đá của gia đình ông Truyển lúc nào cũng có hơn 400 con; trong đó có 15 con gà mái giống. Bình quân mỗi tháng ông thu nhập hơn 20 triệu đồng.

Hộ ông Trần Văn Tịnh ở xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa), cũng là một gia đình phát triển mạnh nghề nuôi gà đá. Ông Tịnh cho hay, trước đây, vợ chồng ông làm trang trại nuôi gà công nghiệp, nhưng nhiều năm liền thất bát vì giá cả không ổn định và dịch bệnh. Nhận thấy mô hình nuôi gà đá hiệu quả, thu nhập khá, từ năm 2013, ông chuyển sang nuôi gà loại này. Từ vài con ban đầu, dần dần đàn gà của ông tăng lên hàng chục con.

Đến nay, trại gà đá nhà ông có hơn 200 con, với 8 gà mái giống. Bình quân mỗi năm, ông bán hơn 100 con gà, lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. Theo ông Tịnh, để đào tạo được một con gà chiến, điều đầu tiên là người nuôi phải biết chọn giống. Gà sau khi ấp nở sẽ được tuyển chọn với các điều kiện khắt khe.

Cụ thể như phải là gà trống, dáng cao, khỏe với thế đứng hình giọt nước; có cần thẳng, dài, to; vai đơm, mắt trắng dã… Sau đó, gà sẽ được nuôi với chế độ ăn chủ yếu bằng lúa ngâm, đúng cữ và đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển. Khi gà bắt đầu gáy, người nuôi phải tách riêng để dưỡng, tránh để gà hăng chọi nhau… Thời gian nuôi một con gà từ khi ấp, nở đến khi xuất chuồng khoảng 8 tháng, gà sẽ đạt trọng lượng khoảng 3,4kg.

Theo ông Lê Xuân Lưu ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa), với hơn 15 năm nuôi gà đá, đàn gà của gia đình ông chưa bị dịch bệnh. Còn về thị trường tiêu thụ thì rất “rộng cửa” vì thương lái tìm đến tận nhà để thu mua, giá cả lại cao hơn hẳn so với gà công nghiệp và gà thả vườn. Bình quân mỗi con gà đá xuất chuồng bán với giá trên dưới 1 triệu đồng. Đây là loại gà bán xô cho thương lái mua đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Còn những con gà chiến, đã đá thắng được nhiều độ thì có giá cao gấp mười lần đến vài chục lần.

Ông Lưu thổ lộ: Nhờ có giống gà hay và bí quyết “đào tạo” riêng nên tôi thường xuyên bán được gà giá cao. Từ hồi nuôi gà đến nay, tôi đã bán được hơn trăm con gà với giá hơn 10 triệu đồng/con và bán được 10 con gà với giá 40 triệu đồng/con. Do hiệu quả kinh tế cao nên tại một số địa phương nhiều hộ gia đình đã chuyển sang nuôi gà đá. Theo ông Mai Văn Hải, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Đồng, hiện nay trên địa bàn xã Hòa Đồng có hơn 50 hộ nuôi gà đá, với tổng đàn khoảng 5.000 con. Nhờ vậy, nhiều gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết nghề nuôi gà đá đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, với quy mô nuôi nhỏ lẻ, hình thức gia trại là chủ yếu. Do vậy, người dân nên chú ý tiêm phòng vắc xin và vệ sinh môi trường, đảm bảo không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trong khu dân cư.


Related news

Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Saturday. February 11th, 2012
Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Friday. February 10th, 2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Monday. February 13th, 2012
Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Tuesday. February 21st, 2012
Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Friday. March 11th, 2011