Nuôi Cá Ghép Trong Ao, Đạt Trên 110 Triệu Đồng/ha
Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến ngư Trung ương, năm 2013, mô hình được triển khai 1 ha, với 10 hộ nông dân ở 3 thôn: Tân Tiến, Tân Thành, Tân Quang (xã Trịnh Tường).
Sau khi chọn điểm, chọn hộ, tập huấn kỹ thuật, cung ứng thức ăn, con giống sạch bệnh… nông dân tham gia mô hình đã thả cá đúng thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Mô hình được đánh giá thành công bởi phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường và trình độ kỹ thuật, kinh tế của người dân tại địa phương. Sau thời gian nuôi, tỷ lệ sống đạt cao, cỡ cá đạt bình quân 612 gam/con, lợi nhuận thu đạt 112 triệu đồng/ha.
Đây là mô hình trình diễn tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng đến tham quan học tập, để địa phương nhân rộng trong những năm tiếp theo. Thông qua đó, giúp nông dân khai thác lợi thế tiềm năng mặt nước, làm giàu từ nuôi thủy sản.
Related news
Ngoài những chính sách của tỉnh Thanh Hóa, nhiều địa phương còn có chính sách khuyến khích, kích cầu riêng, như: Huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 300 triệu đồng/trang trại có quy mô vừa, huyện Quảng Xương hỗ trợ 100 triệu đồng/trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn...
Xuất phát từ thú chơi gà đá, nhiều người đã gắn bó với việc nuôi, “đào tạo” gà đá một cách chuyên nghiệp. Từ công việc này, nhiều hộ nuôi đã có thu nhập ổn định.
Rồng đất (còn gọi là kỳ tôm hay càng tôm) sống trong môi trường hoang dã, là đặc sản của các nhà hàng ở Tây Nguyên thời gian gần đây.
Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).
Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.