Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Làm Vườn

Thu Nhập Cao Từ Làm Vườn
Publish date: Wednesday. April 2nd, 2014

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từng là nhân viên Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên những năm 90 của thế kỷ trước, rồi chuyển sang làm thợ điện tại Hợp tác xã (HTX) Bình Kiến 2, nhưng cuộc sống của anh Phạm Văn Tiến vẫn khó khăn. Năm 2000, Phạm Văn Tiến quyết định nghỉ làm thợ điện chuyển sang trồng hoa màu với hy vọng sẽ đổi đời.

Năm 2008, thấy nghề trồng mai có thu nhập khá nên anh Tiến quyết định chuyển đổi cây trồng. Nghĩ là làm, vợ chồng anh gom góp tiền dành dụm đầu tư trồng mai. Ban đầu anh mua ít mai lá về chăm sóc để cuối năm bán tết kiếm lời, đồng thời ươm thêm mai con.

Cứ thế, đến nay vợ chồng anh Tiến sở hữu 2.000 chậu mai từ 1 đến 7 năm tuổi, mỗi năm thu nhập từ tiền bán mai hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2013, vợ chồng anh Tiến thu nhập trên 300 triệu đồng. Anh Tiến cho biết: “Năm nào tôi cũng ươm mai con để thay thế lứa mai lớn bán đi, vì vậy trong vườn không lúc nào dưới 2.000 chậu”.

Để trồng mai thành công như hiện nay, anh Phạm Văn Tiến đã ra Quy Nhơn học kỹ thuật tạo dáng cây mai. Ngoài ra, anh còn tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh do Hội Nông dân và Phòng Kinh tế TP Tuy Hòa tổ chức.

Nhờ đó, anh không cần thuê người tạo dáng cây mai, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Bây giờ tay nghề của anh Tiến ngày một nâng lên, những chậu mai do anh tạo dáng đã được giới chơi mai ưa thích nên bán được giá cao.

Bên cạnh trồng mai, hàng năm, anh Tiến còn đầu tư trồng hoa lay ơn, hoa vạn thọ… mỗi năm thu nhập từ những loại cây này từ 50 đến 70 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh Tiến còn làm đại lý phân phối các giống hoa cúc như: pha lê, kim cương, vàng hòe… và hướng dẫn kỹ thuật trồng cúc cho người dân.

Nhờ vậy, đến nay những người trồng cúc ở Bình Kiến đã thông thạo về kỹ thuật làm đất, cách chăm sóc cho hoa cúc. “Là cán bộ khuyến nông kiêm Tổ trưởng tổ dịch vụ của HTX Bình Kiến 2 nên tôi có điều kiện đi tập huấn và học tập kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh từ các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành.

Từ đó, tôi tích cóp được nhiều kinh nghiệm cộng với những bài học thực tế sau một thời gian dài trồng hoa cúc của mình. Khi làm đại lý phân phối các loại giống hoa cúc, tôi sẵn sàng truyền kinh nghiệm cho bà con trong xã”, anh Tiến cho biết.

Không dừng lại ở đó, mới đây, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến còn đầu tư trồng 1.000 phôi nấm bào ngư. Anh Tiến chia sẻ: “Loại nấm này từ khi nhập phôi về treo lên tưới nước, hơn 10 ngày sau là bắt đầu thu hoạch. Thời gian mỗi phôi nấm cho thu hoạch khoảng 60 ngày, mỗi ngày hái 2 lần. Nếu tính theo giá thị trường hiện nay (30.000 đồng/kg) thì hiệu quả khá cao. Trong thời gian tới, tôi sẽ nhân rộng thêm mô hình này để tăng thu nhập cho gia đình”.

“Từng là một trong những gia đình khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, hội viên Phạm Văn Tiến được nhiều người nể phục. Không chỉ chí thú làm ăn mà anh Tiến còn nhiệt tình giúp đỡ người dân trong xã cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Năm 2012, anh được Hội Nông dân TP Tuy Hòa tuyên dương là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của thành phố”, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Kiến Nguyễn Văn Sáng cho biết.


Related news

Một Nửa Nông Dân Nuôi Cá Tra Bị Lỗ Một Nửa Nông Dân Nuôi Cá Tra Bị Lỗ

Theo Trường Đại học Cần Thơ, năm 1993 tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản bị lỗ là 9,4%; giai đoạn 2002-2005 tỷ lệ trên tăng lên 25%; giai đoạn 2005-2009 là 30% và giai đoạn 2010-2012 lên tới gần 50%. Những con số này đưa ra tại hội thảo tháo gỡ khó khăn cho cá tra tổ chức ở Cần Thơ ngày 9-10.

Monday. October 14th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Và Giám Sát Dịch Bệnh Cúm Trong Chăn Nuôi Thủy Cầm Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Và Giám Sát Dịch Bệnh Cúm Trong Chăn Nuôi Thủy Cầm

Nuôi vịt là nghề truyền thống mang lại nguồn thu nhập cho rất nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, với phương pháp chăn nuôi chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học như hiện nay rất dễ xảy ra dịch bệnh.

Monday. October 14th, 2013
Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ

Từ thực tế ghi nhận được ở người dân nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL có thể khẳng định, nếu bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở ĐBSCL bị "phá sản” và không triển khai nữa, thì đây là những "điểm nghẽn” lớn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế biển của vùng vốn có thế mạnh nhất cả nước.

Tuesday. October 15th, 2013
Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

Tuesday. October 15th, 2013
Đắk Nông: Mô Hình Liên Kết Trồng Cây Chanh Dây Ở Đắk Ha Đạt Năng Suất Cao Đắk Nông: Mô Hình Liên Kết Trồng Cây Chanh Dây Ở Đắk Ha Đạt Năng Suất Cao

Ðược sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, Hợp tác xã Nông- lâm nghiệp & Thương mại Tia Sáng (Gia Nghĩa) đã liên kết với Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến nông, lâm sản - dược liệu sạch Ðắk Nông, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Giai Mỹ trồng 10 ha chanh dây tại thôn 2, xã Ðắk Ha (Ðắk Glong - Đắk Nông) để phục vụ nguyên liệu chế biến nước ép trái cây.

Tuesday. October 15th, 2013