Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân
Publish date: Thursday. September 3rd, 2015

Gia đình anh Biểu vốn thuộc diện hộ nghèo nhưng mấy năm trước cũng cố vay mượn tiền để đầu tư trồng 350 trụ tiêu. Vụ hồ tiêu 2013 - 2014, gia đình anh thu về được 1,5 tấn. Những tưởng vườn hồ tiêu sẽ tiếp tục giúp gia đình thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế nhưng vụ vừa rồi, anh chỉ thu về vỏn vẹn chưa được 5 tạ hạt do nhiều cây bị bệnh và chết.

Vay mượn gần 80 triệu đồng để mua giống, trụ, phân bón đầu tư chăm sóc 5 năm trời nhưng hiện nay, vườn tiêu của nhà anh đang chết gần hết.

Anh Biểu xót xa cho biết: “Hiện vườn tiêu của gia đình đã chết gần hết, chỉ còn 100 cây nữa nhưng chắc rồi cũng sẽ bị chết. Khi mới phát hiện vườn tiêu có dấu hiệu vàng lá, một vài cây bị héo thì tôi đã đến các tiệm thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua các loại thuốc về cứu vườn nhưng không được”.

Còn anh Đàm Văn Hào, ở thôn 4, xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cũng thuộc diện cận nghèo thì than thở: Thấy bà con trong xã trồng tiêu để phát triển kinh tế, mấy năm trước, gia đình tôi cũng vay mượn cả trăm triệu đồng đầu tư trồng được 600 trụ tiêu.

Năm vừa rồi, tôi mới thu bói được 3 tạ hạt nhưng hiện nay vườn tiêu đã bị bệnh chết gần 400 trụ do bị bệnh chết nhanh và số còn lại cũng có dấu hiệu nhiễm bệnh. Cây tiêu bị bệnh chết rất nhanh, sáng sớm còn thấy xanh tươi nhưng trưa đã thấy cành, lá rũ xuống hết rồi và vài ngày sau là tàn.

Tôi cũng đã học hỏi kinh nghiệm của nhiều hộ dân và các chủ tiệm thuốc nhưng không cứu được vườn tiêu. Năm nay, tôi đành phải nhổ trụ những cây đã chết để trồng cà phê. Vườn tiêu đã chết nhưng anh Hào vẫn đang phải “ôm nợ” và không biết cuối năm nay lấy gì để trả.

Anh Đàm Văn Hào, ở thôn 4, xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đang lâm vào cảnh nợ nần khi vườn tiêu chưa thu hồi vốn đã chết khô

Rủi ro cao, đó là nhận định của bất kỳ người dân nào khi đầu tư vốn liếng vào trồng hồ tiêu. Không chỉ người nghèo mà các gia đình có kinh tế khá giả cũng đang “khóc” vì hồ tiêu bị bệnh.

Hộ chị Nguyễn Thị Hằng ở xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) thì đã 2 lần thất bại trong trồng hồ tiêu. Mấy năm trước, gia đình chị đã đầu tư 200 triệu đồng trồng tiêu nhưng hơn 2 ha của gia đình mới cho thu hoạch được vụ đầu thì sang năm sau bị bệnh chết nhanh, chết chậm phải phá bỏ hết cả vườn tiêu.

Nhưng với hy vọng cây tiêu sẽ giúp gia đình hồi phục kinh tế nên sau đó chị Hằng lại đầu tư trồng mới 1 ha. Thế nhưng, sau 3 - 4 năm chăm sóc, bây giờ hơn 1.500 trụ hồ tiêu của gia đình cũng đang bị bệnh chết nhanh, chết chậm.

Nhìn vườn tiêu, chị Hằng ngán ngẩm: “Hiện nay, hơn 300 trụ tiêu của gia đình tôi đã bị úa, vàng lá và chết. Tôi đã đầu tư tiền của và mua thuốc về phun nhưng nếu lần này lại thất bại nữa thì phải chuyển sang trồng cây khác cho an toàn hơn chứ trồng hồ tiêu rủi ro cao quá”.

1.000 trụ tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng ở xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) đang vàng lá và có nguy cơ bị chết

Trồng tiêu quả là “cay” và rủi ro cao chứ không hoàn toàn như mong muốn của người dân là làm giàu. Nhất là hiện nay, do giá hồ tiêu cao nên người dân ồ ạt trồng tiêu và nguồn giống thì khó kiểm soát. Ngoài các bệnh như chết nhanh, chết chậm thường xảy ra trên cây tiêu thì còn có những bệnh khác như rệp, sâu, nấm…

Thực tế, cách đây chục năm về trước, tại các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh như ở xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) và các xã khác của huyện Đắk Mil cũng đã bị dịch bệnh tấn công làm hàng ngàn ha hồ tiêu chết khô.

Nhiều gia đình đã phải lâm vào cảnh “trắng tay” khi dồn toàn bộ tiền của đầu tư vào trồng tiêu. Thực trạng này cũng là lời cảnh báo cho người dân hãy thay đổi cách trồng trọt, tránh tự phát trồng tiêu theo phong trào và ồ ạt như hiện nay.


Related news

Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

Wednesday. July 27th, 2011
Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh

Thursday. January 12th, 2012
Nhộn Nhịp Ngày Mùa Nhộn Nhịp Ngày Mùa

Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...

Saturday. July 30th, 2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

Friday. March 4th, 2011
Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Monday. March 7th, 2011