Thư mời mua sách 3 năm Tự hào Nông dân Việt Nam

Tiếp nối thành công của chương trình TỰ HÀO NÔNG DÂN VIỆT NAM 2013 và 2014; nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2015)
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương tổ chức chương trình TỰ HÀO NÔNG DÂN VIỆT NAM 2015 và trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” cho 63 nông dân xuất sắc trên toàn quốc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “3 năm Tự hào Nông dân Việt Nam”.
70 năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, mục tiêu “người cày có ruộng” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra đã thành sự thật. Người nông dân được làm chủ trên mảnh đất của mình, họ miệt mài lao động mang lại những thành quả ấm no cho gia đình và làm giàu cho đất nước.
Nhưng người nông dân thời đại ngày nay đã khác rất xa với người nông dân của những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Họ không còn làm việc với những công cụ lao động thô sơ mà đã trở thành những ông chủ lớn trên cánh đồng lớn, trang trại lớn.
Cuốn sách này vì vậy mong muốn khắc họa được bức chân dung đầy đủ và sống động những đại biểu ưu tú nhất của nông dân Việt Nam trong suốt 3 năm, từ khi chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” đầu tiên được Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức vào năm 2013.
Trong suốt 3 năm ấy, gần 200 nông dân đã được tôn vinh, đã đứng trên bục cao nhất và nhận được phần thưởng cao quý từ các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đã trở thành các nhân vật gây chú ý của truyền thông và là tấm gương để những người nông dân khác soi vào để phấn đấu, học tập.
Cuốn sách này có 4 mảng nội dung chính. Phần I là những đánh giá của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, về ý nghĩa sâu sắc của chương trình tôn vinh “Tự hào Nông dân Việt Nam”.
Kèm theo đó là những thông điệp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân trên bước đường làm ăn sắp tới. Phần II là chân dung của gần 200 gương nông dân đã được lựa chọn để tôn vinh và trao giải thưởng trong 3 năm qua (2013 - 2015).
Phần III - là tiếng nói của 10 doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
Phần IV là những hiến kế, kiến giải của chuyên gia để giúp cho nông dân vững bước trên con đường hội nhập sắp tới.
Chúng tôi hy vọng thông qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ có một hình dung đầy đủ nhất về phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; xây dựng nông thôn mới; bảo vệ an ninh quốc phòng.
Đặc biệt hơn, rất có thể người đọc sẽ tìm ra từ đó những gợi mở, hướng đi để giúp cho chính mình và gia đình, làng xóm biết cách thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Sách được in màu toàn bộ trên giấy tốt, khổ lớn (25x31cm), bìa cứng, dày khoảng 264 trang, trình bày hiện đại. Sách được xuất bản vào tháng 10.2015.
Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý doanh nghiệp, đại diện các cấp Hội Nông dân, nông dân sản xuất giỏi, quý bạn đọc mua và ủng hộ cho cuốn sách “3 năm Tự hào Nông dân Việt Nam”.
Trân trọng cảm ơn.
T/M BTC CHƯƠNG TRÌNH “TỰ HÀO NÔNG DÂN VIỆT NAM 2015” Phó Trưởng ban thường trực, Tổng Biên tập Báo NTNN LƯU QUANG ĐỊNH
Related news

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.