Thu lợi lớn từ vụ đầu trồng ngô chuyển gen
Nông dân đảm bảo sức khỏe
Đón chúng tôi ngay từ đầu cổng, ông Hồ Thanh Tuyền - nông dân ngụ tại xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, không giấu nổi sự háo hức khi kể về cơ duyên đưa mình đến với giống bắp chuyển gen NK66 Bt/GT.
Ngay sau khi biết thông tin có giống bắp biến đổi gen, ông đã ra thẳng ra đại lý mua 23kg giống về trồng trên 0,8ha ruộng của mình.
Ông bén duyên với cây bắp chuyển gen từ đó.
Ngay vụ đầu tiên, ông Nguyễn Văn Minh (ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã trồng 1,5 công ngô biến đổi gen.
Kết quả, vụ đầu tiên, ông Tuyền thu được trung bình 10 tấn hạt khô/ha, năng suất tăng đến 30% so với giống bắp thường, lợi nhuận thu được 35 triệu đồng/ha.
Nếu so với bắp lai thông thường trước giờ vẫn trồng, lợi nhuận của ông đã tăng hơn 15 triệu đồng/ha.
Điều ông tâm đắc nhất là giảm hẳn công chăm sóc. Nếu như với giống bắp thường, ông phải phun thuốc cỏ đến 2-3 lần, mỗi lần phun là một lần tốn tiền thuốc, tiền công, lại vừa lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Từ khi chuyển sang dùng giống NK66 Bt/GT, chỉ cần phun một lần duy nhất là cây đã phát triển tốt đến khi thu hoạch, hơn nữa công phun chỉ bằng một nửa vì không phải che chắn, cứ phun trùm lên cây rất thuận tiện dễ dàng.
Ông Tuyền chia sẻ: “Ngày xưa tôi với con phải xịt thuốc cỏ mất 2 ngày.
Vác cả bình thuốc nặng sau lưng, dang nắng cả ngày, bịt khẩu trang rồi nhưng mỗi lần phun xong về nhà mệt lả cả người. Giờ thì bỏ thuốc vào máy làm 15 phút là xong”.
Thời gian rảnh, ông giúp con gái trông cháu, tham gia sinh hoạt làng xã, cuộc sống nhàn hơn nhiều. “Trồng bắp chuyển gen này là tui nghĩ mình sẽ sống khỏe thêm được 5 năm nữa”- ông Tuyền hào hứng.
Còn với ông Nguyễn Văn Minh (ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), với 1,5 công ruộng, trước đây khi trồng giống bắp thường mỗi vụ ông phải phun 4 -5 lần thuốc sâu, vậy mà sâu vẫn còn cắn phá.
Vụ này trồng bắp chuyển gen, ông chẳng phải phun lần thuốc sâu nào mà ruộng vẫn cứ sạch sâu bệnh, đến kỳ thu hoạch cũng chẳng có bắp nào bị sâu đục phá.
Ông Ngô Văn Bao (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) lại cho rằng bắp chuyển gen không chỉ mang lại cho ông một vụ mùa bội thu mà còn là cơ hội để cải thiện kinh tế gia đình.
Vụ rồi ruộng bắp nhà ông cho năng suất trung bình 6 tấn/ha, tính ra lợi nhuận tăng thêm 4,5 triệu đồng/ha so với giống bắp thường.
Theo lời ông kể thì cây lên đều và phát triển tốt, đến khi thu hoạch rồi mà lá vẫn xanh mướt, khỏe mạnh, ruộng thì sạch bóng cỏ
. Những ruộng trồng bắp thường xung quanh thì nhiều sâu, riêng ruộng của ông thì “vạch lá tìm sâu” mãi cũng khó tìm ra con nào. Bắp trái nào trái nấy đầy và chắc hạt...
Lựa chọn mới giúp cải thiện kinh tế nông thôn
Với những lợi ích rõ rệt, bắp chuyển gen là một lựa chọn mới cho nông dân tại khu vực ĐBSCL trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Theo ước tính, cây lúa hiện chiếm gần 90% diện tích đất nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL và là nguồn thu nhập chính của hơn 74% tổng số hộ làm nông nghiệp trong toàn khu vực. Tuy nhiên, giá lúa bấp bênh khiến đời sống những hộ này gặp nhiều khó khăn.
Chưa kể, tình hình xuất khẩu lúa gạo của ta hiện đang gặp khó khăn. Vì thế, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tại khu vực ĐBSCL theo hướng gia tăng giá trị cho nông dân là việc làm cần thiết.
Nhiều mô hình chuyển đổi canh tác lúa – lúa sang luân canh lúa – bắp tại nhiều tỉnh như An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu đã cho thấy, trong điều kiện một số vùng thường thiếu nước tưới vào mùa khô, cây bắp tốn ít công chăm sóc hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
Ngoài hạt dùng chế biến thức ăn gia súc, các bộ phận khác cũng được tận dụng như thân cây làm thức ăn nuôi bò, cùi bắp thì làm chất đốt, chưa kể giá bắp khá ổn định và không lo đầu ra.
Cây bắp chuyển gen thừa kế những ưu thế của cây bắp thường và bổ sung thêm lợi thế từ công nghệ sinh học, ví dụ như giống NK 66 Bt/GT có thể kháng sâu đục thân và chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
Do đó, bắp chuyển gen có khả năng sinh trưởng tốt, bảo vệ năng suất tiềm năng của cây và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Công ty Syngenta Việt Nam (đơn vị đầu tiên được phép thương mại hóa bắp chuyển gen tại Việt Nam) cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chính quyền địa phương để chuyển giao công nghệ và phổ biến rộng rãi hơn nữa nhằm giúp người nông dân nâng cao năng suất và cải thiện kinh tế.
Related news
Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.
Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.
Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.
Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.
Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.