Thu lãi hàng trăm triệu nhờ trồng cam

Khi bắt tay vào làm kinh tế, anh Nông Văn Trúc (ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) gặp nhiều khó khăn khi trồng cam, bản thân chưa qua lớp đào tạo kỹ thuật nào nên kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế, lao động chủ yếu là thủ công nên hiệu quả, năng suất thấp.
Nhưng với suy nghĩ “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, năm 2004, anh Trúc đã mạnh dạn vay vốn mua đất trồng thử nghiệm 400 cây cam sành và 50 cây quýt giấy, sau 5 năm vườn cây của anh cho thu hoạch và lãi gần 100 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây cam sành, anh Trúc tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng cam sành.
Đến nay, Anh Trúc đã có 4ha cam sành với hơn 1.400 gốc cam đang cho thu hoạch.
Mùa cam năm 2014, Nông Văn Trúc thu hoạch trên 80 tấn quả, trừ chi phí, anh thu lãi 720 triệu đồng.
Anh Nông Văn Trúc cho biết: Tôi chọn cây cam, vì cây cam phù hợp đất đai ở đây.
Tôi chăm sóc, tập trung đầu tư.
Sau quá trình chăm sóc cam đến nay thu nhập bước đầu khả quan.
Tới đây tôi dự định mua thêm đất mở rộng diện tích trồng cây cam.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh Trúc còn tích cực vận động đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, giúp đỡ các đoàn viên vay vốn và tư vấn kiến thức, kinh nghiệm trồng cam.
Anh Trần Văn Trung, ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng khó khăn, không có tiền, thấy gia đình tôi như vậy thì anh Trúc cũng cho tôi vay tiền để đầu tư trồng cam sành.
Đến nay gia đình tôi kinh tế cũng ổn định mỗi năm thu hoạch khoảng hơn 30 tấn cam.
Trừ chi phí tôi còn khoảng gần 200 triệu đồng”.
Theo anh Vũ Trung Thành, Bí thư Đoàn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, mô hình kinh tế của anh Nông Văn Trúc là mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu của đoàn viên thanh niên trong xã, mang lại thu nhập hiệu quả cao không chỉ cho gia đình mà tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên thanh niên.
Với những thành quả đạt được do nỗ lực không ngừng, Anh Trúc vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.
Giải thưởng Lương Định Của năm 2015 là động lực để anh Nông Văn Trúc không ngừng phấn đấu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân và đóng góp cho cộng đồng.
Related news

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.