Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản

Bến cá Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi những ngày này khá nhộn nhịp. Tàu thuyền ra vào bán thuỷ sản tấp nập, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp nơi. Ngư dân Nguyễn Tấn Vũ, chủ tàu cá QNg 90568 TS ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn khoe, chuyến vừa rồi đi hơn 1 tháng ở ngư trường Hoàng Sa, anh em trúng đậm hải sâm nên sau khi trừ chi phí, mỗi người được chia hơn 20 triệu đồng.
Năm nay, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trúng đậm Hải Sâm, cá Nục, cá Ngừ đại dương, cá Đỏ củ, cá Thu... Theo giá thị trường hiện nay, cá ngừ đại dương giá dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg; cá Thu 150.000 - 180.000 đồng/kg, cá chim khoảng 100.000 đồng/kg. Cá trúng mùa, bán được giá nên phiên biển đầu năm mang đến nhiều niềm vui.
Ngư dân Nguyễn Văn Bưng, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, chuyến biển vừa rồi ra khơi nhờ tàu bạn hỗ trợ, kêu gọi đến đánh bắt chung luồng cá nên năng suất đạt khá cao, chuyến vừa rồi tổng thu được 900 triệu, trừ chi phí mỗi bạn chia được 26 triệu.
Ngư dân được mùa đánh bắt cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở trên bờ. Mỗi khi có tàu cập cảng bán cá, các chủ vựa thường thuê từ 20 - 30 lao động trên bờ để phân loại, cân cá và vận chuyển hàng lên xe đông lạnh. Người làm dịch vụ trên bờ cũng phấn khởi.
Bà Trần Thị Búp, người dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bộc bạch: Ngư dân trúng mùa người lao động cũng có thêm nhiều việc, làm theo sản phẩm ngày ít chỉ mất chục nghìn, khi có nhiều việc làm thu nhập cũng đến hàng trăm nghìn/ngày.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhìn chung công việc đánh bắt của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi năm nay gặp nhiều thuận lợi. Hầu hết các tàu sau mỗi chuyến ra khơi trở về đều có thu nhập cao.
“Từ đầu năm đến nay công tác khai thác thủy sản gặp nhiều thuận lợi, sản lượng đánh bắt so với đầu năm 2014 tăng từ 3 - 4 lần. Đến thời điểm hiện tại, sản lượng đánh bắt đã đạt được khoảng 4.000- 5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm”, ông Hùng cho biết.
Thời tiết thuận lợi, cộng với việc mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị đánh bắt hiện đại đã giúp ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập của bà con ngư dân.
Related news

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.