Để Thương Hiệu Cam Sành Hàm Yên Được Giữ Vững
Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cam sành được trồng ở 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hàm Yên, trong đó có 9 xã, thị trấn nằm trong vùng dự án gồm: Yên Thuận, Yên Phú, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Yên Lâm, Tân Thành, Phù Lưu và thị trấn Tân Yên.
Vụ cam 2013-2014, huyện Hàm Yên vừa được mùa, được giá. Với 4.037,9 ha, trong đó cam cho thu hoạch 2.381,8 ha chiếm 58,9%, năng suất bình quân đạt trên 130 tạ/ha, sản lượng đạt 31.075 tấn quả; tổng thu nhập đạt hơn 310 tỷ đồng (Cam sành Hàm Yên được tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc là 13.000 tấn, các tỉnh miền Trung 10.000 tấn, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam là 8.000 tấn).
Giữa năm 2013, cam sành Hàm Yên đã được lọt vào Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu trái cây nổi tiếng Việt Nam và tháng 5-2014, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Cách đây 5 năm, gia đình anh Nông Văn Dực, thôn Nặm Lương, xã Phù Lưu đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo toàn bộ diện tích cam đã già cỗi bằng giống cam mới. Với 5 ha, vụ cam 2013-2014 đã cho gia đình anh thu nhập trên 600 triệu đồng.
Anh Dực cho biết đã tham gia, học hỏi các lớp tập huấn về trồng và chăm sóc cam sành. Sau khi được học, do áp dụng đúng kỹ thuật nên vườn cam của gia đình anh luôn đạt trên 75% quả cam đẹp. Hiện gia đình anh đang tập trung chăm sóc để nâng cao chất lượng cam quả, cung cấp sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Anh Nguyễn Ngọc Cương, một thương nhân ở tỉnh Lào Cai cho biết: “Từ năm 2013, tôi đã thu mua cam sành Hàm Yên để mang đi các tỉnh miền Trung tiêu thụ với sản lượng hơn 5.000 tấn.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các tư thương thu mua tốt hơn, quả không bị dập nát, mẫu mã đẹp, Hội cam sành Hàm Yên cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cam đúng quy trình”.
Hiện cây cam đã từng bước xóa nghèo và làm giàu cho người dân nơi đây. Riêng vụ cam năm 2013-2014, từ cam đã có hơn 630 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng; trong đó có 15 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng, 24 hộ thu nhập từ 700-900 triệu đồng, 43 hộ có thu nhập từ 500-690 triệu đồng… Cá biệt có hộ thu nhập từ 1,8-2 tỷ đồng như: Hộ ông Trịnh Ngọc Huynh xã Yên Lâm, ông Đỗ Văn Thắng xã Tân Thành, Ông Hà Văn Minh xã Phù Lưu.
Ông Nông Huy Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho biết, xác định cây cam là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, năm 2014 huyện sẽ ưu tiên phát triển, mở rộng diện tích trồng cam; phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện sẽ có thêm 1.000 ha cam.
UBND huyện sẽ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ gia đình trồng cam như: Tạo cơ chế thông thoáng, chính sách hỗ trợ cho người dân về khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra huyện cũng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp về đường giao thông đi lại, mặt bằng để tiêu thụ sản phẩm. Với những kết quả và cách làm trên, tin rằng cam sành Hàm Yên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Related news
Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.
Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.
Để khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập, tái tạo môi trường sinh thái thích hợp cho cây cà phê, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã chọn giải pháp trồng xen các loại cây ăn quả, cây rừng vào vườn cà phê. Cách làm này thực sự đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân.