Sâu Bệnh Và Dịch Hại Đang Có Xu Hướng Tăng Trên Lúa Thu Đông

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là toàn tỉnh có gần 1.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, tăng 700 ha so với tuần trước. Hiện rầy nâu mới nở tuổi 1, mật độ trung bình 200 con/m2; sâu cuốn lá tăng 53 ha, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2 trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh. Toàn tỉnh có gần 800 ha lúa bị cháy bìa lá, tăng 390 ha, tỷ lệ bệnh từ 3 - 5%, tập trung nhiều ở các huyện Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Tây. Bệnh đốm vằn tăng 333 ha, tỷ lệ bệnh từ 4 - 5% tại vùng lúa các huyện Tân Phước, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Riêng bệnh đạo ôn tương đương so với tuần trước, với diện tích nhiễm bệnh gần 390 ha, tỷ lệ bệnh từ 5 -10%, trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Tiền Giang, trong tuần tới các đối tượng dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh cháy lá, bệnh cháy bìa lá, bệnh đốm vằn... sẽ tiếp tục xuất hiện theo quy luật. Do đó, để bảo vệ trà lúa thu đông, nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu bệnh sớm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn này cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
Related news

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7-2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.

Từ giữa tháng 3 đến nay, dịch cúm gia cầm (DCGC) đang tái phát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hiện các địa phương đang thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, đây là điều kiện thuận lợi cho vi-rút cúm gia cầm phát tán, lây lan ra diện rộng do tình trạng vịt chạy đồng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đáng lo ngại nhất là sự chủ quan của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.

Thời gian qua, thấy nhím có giá nên nhiều người dân đã ồ ạt đầu tư nuôi nhím, có thời điểm giá nhím giống lên đến gần 10 triệu đồng/cặp và nhím thịt hơn 300 ngàn đồng/kg.

Đến nay, nông dân ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành thuộc tỉnh Long An đã thu hoạch dứt điểm hơn 6.830 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt hơn 16.000 tấn