Ương Cá Trê Lai Giống

Kỹ thuật nuôi cá giống không khó, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước sạch, không nhiễm các kim loại nặng.
* 80 m2 lãi 50 triệu đ/năm
Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.
Dẫn chúng tôi đi thăm một vài gia đình SX tiêu biểu trong xã, ông Nguyễn Phúc Đức chia sẻ: “Khoảng năm 2005, một vài hộ trong xã đã bắt đầu thử nghiệm nuôi cá trê lai giống, thấy có hiệu quả nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng SX. Đến nay, do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, toàn xã đã có gần 300 hộ tham gia SX với hàng chục nghìn m2 ao nuôi, xuất bán hàng chục triệu con giống mỗi năm.”
Việc SX cá giống không tốn nhiều diện tích, đầu tư thấp, chỉ với vài chục mét vuông trong khuôn viên nhà, đã có thể làm nên những ô nuôi cá trê lai giống một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Xuân ở khu 4, xã Đại Đồng mới chỉ ương nuôi cá trê lai giống được gần 3 năm nay. Nhờ đầu tư có hiệu quả, đến nay gia đình chị đã có của ăn của để.
Chị Xuân chia sẻ: "Với 80 m2 sân nhà, tôi đầu tư xây 10 bể cá và mua cá giống hết hơn 20 triệu. Năm 2013, với 10 bể cá này gia đình tôi thu lãi 50 triệu đồng. Bản thân tôi nhận thấy nuôi cá trê lai giống khá đơn giản.
Chỉ cần cẩn thận, chăm sóc kỹ một chút, theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng bệnh nấm và đường ruột cho cá, cá sẽ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, năm nay gia đình tôi quyết định mở rộng diện tích, xây dựng trang trại nuôi cá giống và chim cút. Hy vọng sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả.”
Anh Ngô Văn Dần, một người có diện tích nuôi cá vào dạng lớn nhất xã và cũng là người có thâm niên trong nghề chia sẻ thêm: "Nuôi cá trê lai vừa đơn giản nhưng cũng khá phức tạp. Đơn giản ở chỗ chỉ với mấy chục mét vuông trong sân nhà là đã có thể xây những bể cá giống và chi phí đầu tư ban đầu cũng thấp.
Nhưng phức tạp ở chỗ trong kỹ thuật nuôi cá con có nhiều nhiều điều cần chú ý. Chúng cực kỳ nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ. Nóng quá, lạnh quá hay đang nắng lại mưa đều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá".
Anh Dần là một trong nhiều hộ vươn lên khá giả nhờ nghề ương cá trê lai giống. Với diện tích nhỏ ban đầu trong sân nhà, anh vay mượn anh em trong nhà và bà con hàng xóm để đầu tư xây dựng bể nuôi cá giống.
Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu phương pháp nuôi hiệu quả. Đến nay, sau 7 năm bước vào nghề, gia đình anh đã có hàng trăm m2 diện tích ương nuôi cá giống bao gồm cả bể nuôi trong sân và ao nuôi quanh nhà, cho gia đình anh thu nhập ổn định.
Theo anh Dần, kỹ thuật nuôi cá giống không khó, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước sạch, không nhiễm các kim loại nặng, mỗi ngày phải thay nước hai lần cho cá con. Nếu người nuôi chỉ cần bất cẩn quên không thay nước hay vô tình làm nước nhiễm bẩn thì cá con sẽ bị ảnh hưởng ngay tức khắc.
Cá con cũng gặp khá nhiều bệnh như nổi đầu, đốm đỏ, khoang thân, trùng bánh xe, sán lá... Nếu không có kinh nghiệm trong nuôi trồng, quản lý dịch bệnh mà để cá mắc bệnh chết rất nhanh chóng, có thể mất trắng chỉ trong 1 đêm.
Mặc dù hiệu quả kinh tế đem lại là khá lớn, tuy nhiên việc SX cá giống của người dân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, nguy cơ ô nhiễm môi trường, giá cả cá giống thường xuyên biến động trong khi chi phí đầu vào liên tục tăng cao đang ảnh hưởng không nhỏ tới SX.
"SX cá giống đã và đang mang lại nguồn thu lớn, người dân ở đây ai đã nuôi đều muốn mở rộng diện tích và quy mô. Điều mong muốn lớn nhất của chúng tôi là được cấp trên tạo điều kiện để việc dồn điền đổi thửa làm trang trại nuôi cá giống được thuận lợi. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, để nghề này ngày càng phát triển", ông Nguyễn Phúc Đức tâm sự.
Related news

Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.

Tới ngã ba Liên Khương (Đức Trọng) còn phải đi thêm một đoạn đường hơn 10km mới đến trang trại của các anh Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Phú Quốc. Con đường dẫn vào trang trại được trải nhựa phẳng, hai bên là vườn cà phê đang chín.

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.