Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)
Publish date: Saturday. February 23rd, 2013

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê của Hợp tác xã Quảng Thọ, toàn xã hiện có 220/630 hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng, năng suất bình quân 5-7 tạ/lồng/năm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Nuôi cá lồng trên Sông Bồ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Anh Nguyễn Hữu Hồng ở làng La Vân Thượng, xã Quảng Thọ tâm sự: “Trước đây, cả xã chỉ có một vài hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng. Sau đó, nhận thấy mô hình mang lại nguồn thu nhập ổn định nên HTX Quảng Thọ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Điền cử cán bộ về hướng dẫn bà con phát triển sao cho hiệu quả. Đến nay, đã có gần một nửa số hộ dân địa phương nuôi cá lồng trên sông Bồ”. Chỉ tính riêng gia đình anh Hồng, năm 2011, thu hoạch được gần 12 tạ cá trắm cỏ, giá bán từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, có thu nhập trên 50 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Quý, ở thôn Phước Yên cho biết, những loài cá được nhiều hộ dân nuôi tại sông Bồ là trắm cỏ, rô phi… Đây là những loài cá phát triển rất nhanh, chỉ trong 4 - 6 tháng có thể thu hoạch, lại được giá. Giống cá trắm cỏ ăn tạp, từ lá sắn cho đến lá chuối cho nên sau một năm nuôi, cá trắm đạt trọng lượng khoảng 3,5kg đến 5 kg/con. “Nuôi cá trắm cỏ trong lồng không khó, có thể nuôi theo hình thức thâm canh. Kỹ thuật nuôi không quá phức tạp, điều quan trọng là phải chọn được con giống chất lượng. Trong quá trình nuôi nên tránh tình trạng thiếu ôxy cục bộ, lúc thời tiết thay đổi cần bổ sung thêm vitamin C cho cá, nên nuôi với mật độ thưa vào mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của cá là cỏ nên rất dễ kiếm”, anh Qúy chia sẻ.

Ông Hồ Ngọc Thanh, Chủ nhiệm HTX Quảng Thọ cho biết: “Phát triển mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng có thể tận dụng diện tích mặt nước và nguồn thức ăn tự nhiên, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở khu vực nông thôn”.

Phong trào nuôi cá lồng phát triển khá mạnh tại các triền sông lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều hộ dân thu nhập hàng chục triệu đồng/năm nhờ nghề này. Ông Hoàng Công Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng để tăng thu nhập cho người dân”.

Tuy nhiên, ngành chức năng và người dân cũng cần lưu ý, không phát triển ồ ạt, có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, thậm chí có thể gây thiệt hại không nhỏ.


Related news

Cơ Bản Khống Chế Dịch Bệnh Tôm Nuôi Ở Bình Định Cơ Bản Khống Chế Dịch Bệnh Tôm Nuôi Ở Bình Định

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, đã có 94,5 ha diện tích tôm bị dịch bệnh, tăng 61,1 ha so với cùng kỳ và chiếm 5% diện tích tôm thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 21,5 ha và bệnh do môi trường 73 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước.

Tuesday. May 1st, 2012
Quảng Bình: Người Chăn Nuôi Bị Vạ Lây Từ Tin Đồn Quảng Bình: Người Chăn Nuôi Bị Vạ Lây Từ Tin Đồn

Người chăn nuôi chưa kịp khôi phục lại đàn lợn do tin đồn về dịch tai xanh, bây giờ lại lao đao với thông tin về chất tạo nạc.

Tuesday. April 17th, 2012
Xóm “Đại Gia” Nhờ Trồng Cây Khóm Xóm “Đại Gia” Nhờ Trồng Cây Khóm

Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất

Tuesday. August 23rd, 2011
Trồng Nấm - Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Xứ Nghệ Trồng Nấm - Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Xứ Nghệ

Tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Tuesday. November 22nd, 2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kết Hợp Trồng Dừa-Ca Cao-Bưởi Da Xanh Và Nuôi Ba Ba Hiệu Quả Từ Mô Hình Kết Hợp Trồng Dừa-Ca Cao-Bưởi Da Xanh Và Nuôi Ba Ba

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Saturday. December 24th, 2011