Thoát Nghèo Bằng Nghề Trồng Hoa

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.
Với mong muốn tìm được công việc phù hợp, thu nhập ổn định nhằm nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình, anh Khánh mạnh dạn lập nghiệp bằng nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng. Ban đầu, anh trồng thử nghiệm một khoảnh đất nhỏ để bán cho người dân vào những dịp lễ, tết.
Trong quá trình trồng, do thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật nên anh gặp một số khó khăn nhất định. Để khắc phục điều này, anh mày mò, học hỏi kinh nghiệm trên mạng internet, sách báo, đồng nghiệp ở xa…
Nhờ vậy, trong những đợt trồng hoa sau, sản lượng và chất lượng hoa luôn đạt yêu cầu, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nhận thấy mô hình trồng hoa vừa dễ trồng lại cho thu nhập cao, những năm tiếp theo, anh Khánh đầu tư trồng nhiều hơn, nguồn giống anh mua về để trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và Ninh Hòa với giá 140 đồng/cây, số lượng mua 27.000 cây.
Ngoài trồng hoa, anh Khánh còn đúc chậu kiểng, chậu Bonsai để bán cho các khách hàng chơi cây cảnh. Mỗi năm anh thu nhập từ đúc chậu kiểng và chậu Bonsai hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, anh trồng 600 chậu hoa cúc phục vụ Tết Giáp Ngọ, lãi hơn 50 triệu đồng.
Anh Khánh chia sẻ: “Để trồng hoa đạt hiệu quả thì người trồng phải nắm vững các quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công đoạn làm đất phải thật kỹ, tưới nước cho hoa phải nhẹ nhàng, đều tay, đảm bảo đủ độ ẩm nhưng không làm gãy hoa và lá. Người trồng hoa phải kiên trì chịu khó, tỉ mỉ, thực hiện đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật, chú trọng phòng trừ sâu bệnh”.
Bằng ý chí, sự nỗ lực của bản thân và biết tận dụng lợi thế từ đất đai sẵn có, nguồn nguyên liệu, nhu cầu của địa phương, anh Khánh đã tìm được hướng đi cụ thể, phù hợp trong phát triển sản xuất. Giờ đây, cuộc sống gia đình anh Khánh đã ổn định, khấm khá. Anh thật sự là tấm gương sáng trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đáng để mọi người học tập và làm theo.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân là điều mà Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đang hướng tới. Do vậy, nhân rộng những mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như anh Khánh là một việc rất cần thiết. Qua đó, góp phần đáng kể vào tiến trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng phát triển gắn với Nghị quyết Trung ương 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Related news

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!