Ninh Bình hỗ trợ 120 nghìn con cá giống cho mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

Dự án được triển khai tại huyện Nho Quan và Gia Viễn - 2 địa phương tiêu biểu về phong trào chuyển đổi trong nuôi trồng thuỷ sản lúa - cá với nhiều vùng sản xuất tập trung.
Quy mô dự án là 7 ha với số lượng cá giống là 120 nghìn con chủ yếu là các loại cá chép, cá trắm cỏ, cá rô hu, mrigal. Các hộ sẽ được hỗ trợ giống và thức ăn công nghiệp cho cá.
Sau khi thả cá giống, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thuỷ sản cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn các hộ nuôi chăm sóc, quản lý ruộng nuôi và các biện pháp trị bệnh cho cá; theo dõi, ghi chép nhật ký.
Việc triển khai dự án sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thay đổi thói quen canh tác chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh; tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế/1ha canh tác. Đây là tiền để để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Related news

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...