Thịt từ châu Âu sẽ ồ ạt vào Việt Nam
Cuộc đổ bộ của thịt bò, heo ngoại
Bà Agnieszka Rozanska, Giám đốc điều hành Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, việc nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt bò và thịt heo từ Liên Minh châu Âu (EU) đến Việt Nam đã tăng 7,5 lần giữa 2012 và 2014. Trong năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 10 nghìn kg thịt từ EU. Cho đến năm 2014, số lượng này tăng đến 711 nghìn kg.
Theo thống kê của Cục Thuế, từ 2015, trong quý đầu tiên của năm, 971 tấn thịt heo được nhập khẩu từ EU đến Việt Nam, tăng 24,7 % về số lượng và 63,5% về doanh thu so với cùng kì năm ngoái. 8,405 tấn thịt được nhập khẩu cùng giai đoạn, tăng lần lượt 24% và 40,8% so với cùng kì năm ngoái.
Những sản phẩm thịt từ châu Âu nhập vào Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng như cánh gà, móng heo, ba rọi, xương heo…
Bà Agnieszka Rozanska - Giám đốc điều hành UPEMI cho biết, thịt EU sẽ mang lại sự khác biệt cho người Việt Nam
Bà Justyna Niemczuk, Tổng Giám đốc Thương mại của nhà máy sản xuất thịt Lmeat Lukow (Hà Lan) cho biết, hiện EU có 43 nhà sản xuất thịt gia súc, gia cầm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Việt Nam.
Các nhà sản xuất cũng lựa chọn nguồn gia súc theo tiêu chuẩn nhất định để đưa vào sản xuất. Đồng thời, áp dụng chính sách về phúc lợi động vật như điểm chăn nuôi, thức ăn, vận chuyển… đều theo tiêu chuẩn, quy trình chặt chẽ. Vì thế, thông tin chi tiết về vật nuôi như sinh ở đâu, đã ăn những gì, tình trạng ốm đau… đều được kiểm soát.
“Lý lịch trích ngang” này được công khai ngay khi đưa gia súc vào nhà máy. Bên cạnh kiểm soát chặt chẽ gia súc ở đầu vào, EU cấm dùng kháng sinh trong chăn nuôi nên các sản phẩm thịt an toàn với người tiêu dùng.
Bà Justyna Niemczuk cho rằng, Việt Nam là thị trường đặc biệt khi khách hàng ngày càng thích tìm kiếm những sản phẩm thịt chất lượng cao. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là giá cả sản phẩm khi đưa vào Việt Nam còn cao.
Trong khi đó, bà Agnieszka Rozanska, giám đốc điều hành Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI), cho hay theo cam kết với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (vừa kết thúc đàm phán) thì thuế nhập khẩu thịt từ EU vào Việt Nam sẽ được giảm trong vòng 3-7 năm và sau đó gỡ bỏ hoàn toàn. Điều này giúp cho giá thịt heo, bò, gà EU vào Việt Nam sẽ rẻ hơn so với hiện nay.
Thịt nội không... lép vế
Trước lo ngại thịt EU sẽ “giết” thịt nội, bà Agnieszka Rozanska khẳng định sẽ không có cuộc cạnh tranh mà chỉ là hợp tác để cùng phát triển. “Thịt nhập khẩu sẽ không cạnh tranh về giá mà tập trung vào chất lượng. Thịt địa phương và EU có hương vị, độ mềm… khác nhau nên sản phẩm thịt của EU góp phần tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng bởi sự khác biệt đó”, bà Agnieszka Rozanska nói.
Thịt nội sẽ không lép vế trước thịt ngoại
Việc các doanh nghiệp nước ngoài, điển hình như EU sẽ “ồ ạt” nhập khẩu thịt vào Việt Nam, nhiều chuyên gia lo ngại nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là chăn nuôi sẽ “chết đứng” nếu không kịp đổi mới. Tại diễn đàn chính sách nông nghiệp “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” do Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP), tổ chức ngày 8/9 tại TPHCM, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngành chăn nuôi phải đổi mới toàn diện để chủ động hội nhập.
Theo ông Trúc, một trong những nguyên nhân hiện nay khiến sản phẩm thịt heo, bò, gà của Việt Nam không thể cạnh tranh với nước ngoài là do chi phí thức ăn chăn nuôi quá cao khi chiếm đến 60-70% giá thành phẩm. Nếu không hạ thấp giá thành thức ăn chăn nuôi thì sản phẩm từ heo, bò, gà, vịt khó cạnh tranh với nước ngoài.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng đồng tình khi cho rằng giá thành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cao hơn các nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Hơn nữa, hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong chăn nuôi, cơ chế tín dụng ưu đãi thật sự cho ngành này cũng chưa có. Đây là những “điểm trừ” khiến chăn nuôi Việt Nam khó có cửa cạnh tranh với các nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực và EU.
Ông Lịch cũng thẳng thắng chỉ ra những bất cập trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Thủ tục hành chính rườm rà “đội sổ” danh sách những bất cập đó. Ông Lịch cho biết, để doanh nghiệp nhập được một tấn thức ăn chăn nuôi thì phải mất ít nhất 6 tháng mới có giấy phép.
“Nếu giảm được thủ tục rườm rà, có cơ chế ưu đãi nông nghiệp bằng cách học hỏi các nước trong khu vực. Học hỏi thật sựu trên cơ sở cầu tiến chứ đừng đi học hình thức thì chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh trong thời hội nhập”, ông Lịch nói.
Related news
Tính đến cuối tháng 7/2015, tỉnh Sóc Trăng thả giống tôm nuôi được 33.476 ha, đạt 74,4% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2014 tương đương 73%. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con thả giống tôm nước lợ đợt 2 đến cuối tháng 08 là dứt điểm.
Thời gian qua, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gặp không ít khó khăn. Vào thời điểm đầu năm, tôm nuôi chết hàng loạt do thời tiết bất lợi. Còn vào lúc này, khi tôm nuôi được mùa thì người nuôi tôm lại đối diện với chuyện rớt giá. Trước tình hình trên, ngành chức năng đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh phát triển bền vững.
Những năm gần đây, việc sản xuất và kinh doanh cá cảnh được đánh giá là một trong những nghề có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng là cá chép Koi. Đây là loài cá xuất xứ từ Nhật Bản, có tuổi thọ cao và thân thiện với môi trường và con người.
Để làm rõ thông tin này, PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với Cục Thú y:
Theo các nhà phân tích của Commerzbank, một trong những lý do đẩy giá đường xuống ngưỡng thấp là do sự yếu đi của đồng real (Brazil) so với đồng USD. Điều này đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu Brazil bán ồ ạt đường thô ra thị trường thế giới.