Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thịt Sạch Chật Vật Ra Thị Trường

Thịt Sạch Chật Vật Ra Thị Trường
Publish date: Tuesday. September 23rd, 2014

Doanh nghiệp mở rộng mô hình chăn nuôi cung cấp nguồn thịt sạch nhưng nguồn thịt mới này vẫn chưa đến trực tiếp được người tiêu dùng.

Hiện nay nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An đang phát triển mạnh mô hình nuôi heo, gà theo tiêu chuẩn VietGAP và một số chuẩn mới khác để đưa thịt sạch ra thị trường nhiều hơn.

Nguồn cung thịt sạch dồi dào

Bà Lê Ngọc Phượng, Giám đốc Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn - Sagrifood (thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn), cho biết hiện nay 100% trang trại nuôi heo, gà của Sagrifood đều đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP.

DN áp dụng chuỗi quy trình khép kín từ khâu sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Xí nghiệp chăn nuôi heo đạt chuẩn quốc tế có tổng đàn gần 30.000 con, quy mô hơn 50 ha tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

Bà Phượng chia sẻ: “Sản phẩm thịt cuối cùng được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ dưới 5oC trước khi đưa vào siêu thị và tủ đông lạnh của các điểm bán lẻ. Các khu vực xử lý nước thải, xử lý phân được thiết kế hiện đại, hợp vệ sinh nên không gây ô nhiễm môi trường”.

Tại Đồng Nai, HTX Sản xuất chế biến Đồng Hiệp cũng tập hợp được hơn 50 xã viên chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn sạch. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết HTX đang trình Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh để chứng nhận thịt heo sạch. HTX đã ký kết được với Công ty Vissan cung cấp 200-300 con heo/ngày. Khi ra thị trường, thịt heo của HTX được đóng gói trong bao bi có tên HTX Đồng Hiệp để người tiêu dùng dễ nhận diện.

Nhiều DN chăn nuôi khác lại chọn hướng nuôi mới nhằm cung cấp thịt sạch đến người tiêu dùng. Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, nhà phân phối thịt heo hữu cơ của trang trại Bảo Châu (Hà Nội), cho biết ngoài ba cửa hàng riêng công ty còn phân phối thịt heo cho 12 cửa hàng nữa.

Mỗi tuần một cửa hàng tại tp tiêu thụ khoảng 300 kg thịt heo hữu cơ. Với thịt hữu cơ, heo được nuôi theo phương pháp thủ công, nguồn thức ăn là các sản phẩm hữu cơ như đậu nành, bắp… ứng dụng công nghệ vi sinh vật EM của Nhật. Năm 2014, các mặt hàng rau, cá, trứng, thịt gà của trang trại này cũng được chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Đầu xuôi, đuôi chưa lọt

Nguồn cung cấp thịt sạch ngày càng dồi dào khi DN ngày càng chú trọng đến chất lượng, uy tín thương hiệu với người tiêu dùng. Thế nhưng hiện nay thịt sạch lại đang chật vật tìm đầu ra.

Ông Phạm Hữu Chí, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (Củ Chi - TP.HCM), cho hay các trang trại nuôi heo của HTX đều tham gia nuôi heo theo tiêu chuẩn sạch và đạt chuẩn VietGAP nhưng khi nuôi xong đành bán cho chợ đầu mối Hóc Môn.

Đầu năm 2014, nhờ tác động của TP, HTX đã bán được thịt cho Vissan nhưng mấy tháng trở lại đây Vissan ngưng tiêu thụ hoặc tiêu thụ rất ít. Với 3.000 con heo thịt bán ra mỗi tháng thì phần lớn HTX vẫn phải bán cho thương lái với giá thị trường dù chi phí đầu tư nuôi theo chuẩn VietGAP tốn hơn cách nuôi thường.

“Thương lái lẫn người tiêu dùng đều không quan tâm đó là thịt heo VietGAP hay thịt heo không rõ nguồn gốc. họ chỉ quan tâm giá rẻ, thịt nhiều nạc là được. Ngay cả khi DN bán lẻ mua thịt VietGAP từ HTX họ cũng không ghi nhãn VietGAP lên sản phẩm. Lý do họ đưa ra là người tiêu dùng không quan tâm. Chính điều này đang giết dần các trang trại chăn nuôi VietGAP” - ông Chí buồn rầu.


Related news

Nuôi Bò Sữa Hướng Đi Hiệu Quả Của Xã An Sinh (Quảng Ninh) Nuôi Bò Sữa Hướng Đi Hiệu Quả Của Xã An Sinh (Quảng Ninh)

Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Bãi Dài, một hộ dân nuôi bò sữa lớn nhất trên địa bàn xã An Sinh (Quảng Ninh) hiện nay, ông Lê Đình Đảm, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ An Sinh cho biết: Hiện nay, có 3 thôn của xã An Sinh duy trì và phát triển tốt đàn bò sữa với tổng số là 53 con, nuôi tại 12 hộ dân.

Tuesday. August 12th, 2014
Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Thu Nhập Cao

Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Tuesday. August 12th, 2014
Cây Điều Ở Mô Hình Thâm Canh Đạt Năng Suất Cao Cây Điều Ở Mô Hình Thâm Canh Đạt Năng Suất Cao

Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.

Tuesday. August 12th, 2014
Mở Rộng Trồng Cây Mắc Ca Hứa Hẹn Mang Lại Hàng Tỷ USD Mở Rộng Trồng Cây Mắc Ca Hứa Hẹn Mang Lại Hàng Tỷ USD

Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.

Tuesday. August 12th, 2014
Lâm Đồng Có 6 Cơ Sở Tham Gia Tiêu Thụ Rau An Toàn Lâm Đồng Có 6 Cơ Sở Tham Gia Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.

Tuesday. August 12th, 2014