Thịt heo vừa ngon và sạch
Điều này cũng dễ hiểu vì theo khảo sát gần nhất được Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) công bố thì trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt, thịt heo chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (bò, trâu, dê, cừu…).
Xoay xở để có thịt sạch
Chị Thanh Hiếu (nhân viên văn phòng tại quận Tân Bình, TP HCM) cho biết khi mới có con nhỏ, chị thường ăn thịt heo được gửi từ quê vào.
“Mình mua chủ yếu là vì niềm tin!” - chị Hiếu chia sẻ.
Thịt an toàn là nguồn thịt được giám sát chặt chẽ từ trại nuôi đến tay người tiêu dùng
Nhưng được vài tháng thì chị ngưng vì nguồn thịt không đều đặn, đặt mua khá vất vả.
Chính vì vậy, chị Hiếu phải tính đến chuyện tìm nơi mua thịt uy tín và thuận tiện ngay tại TP HCM để có thịt tươi sống chế biến những món ăn ngon hằng ngày.
Khi nghe thông tin về thịt heo siêu nạc do được nuôi bằng chất cấm, bà Thu Ngân (nội trợ; ngụ quận 7, TP HCM) không khỏi lo lắng vì thịt heo là thành phần nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn của gia đình.
Từ đây, bà mới bắt đầu tìm hiểu về thịt heo sạch và từ bỏ thói quen mua thịt heo ở chợ cóc gần nhà vì dễ dính heo lậu không qua kiểm soát.
Theo khảo sát, gần đây người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua thịt trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng chuyên về thực phẩm sạch do có điều kiện tốt về bảo quản nên yên tâm hơn.
Sạch là yếu tố sống còn
Khi đời sống kinh tế khá hơn, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài, giá cả mà còn quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, quy trình nuôi trồng, thương hiệu…
Với rau quả, các mặt hàng được trồng đạt chứng nhận quy trình thực hành sản xuất tốt (Gap) như VietGap (tiêu chuẩn của Việt Nam), GlobalGap (tiêu chuẩn toàn cầu), EUGap (tiêu chuẩn châu Âu) hay cao hơn là Oganic (hữu cơ - canh tác không hóa chất) được người tiêu dùng tin tưởng là hàng sạch, an toàn khi sử dụng.
Còn ngành chăn nuôi, gần đây, với sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng, hàng ngàn hộ dân đã bắt đầu hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, áp dụng quy trình mới, bảo đảm cung cấp sản phẩm heo sạch ra thị trường.
Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Đầu tư vào Việt Nam hơn 20 năm qua, Công ty CP Chăn nuôi C.P.
Việt Nam (CPV) là đơn vị tiên phong xây dựng thành công hệ thống chăn nuôi khép kín 3F (Feed-Farm-Food), kiểm soát thịt heo an toàn, thường được hiểu là “sạch từ trang trại đến bàn ăn”.
Theo đó, “Feed” là thức ăn chăn nuôi được bảo đảm đầy đủ các yếu tố về cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua chất thải; “Farm” là trang trại chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp, vật nuôi được bố trí trong điều kiện trại kín, đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, sử dụng điều hòa nhiệt độ làm mát nhằm ngăn chặn dịch bệnh;
“Food” là heo thịt CP được quản lý nguồn gốc một cách nghiêm ngặt, hoàn toàn không chứa chất tạo nạc hay bất kỳ hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm.
Chăn nuôi sạch không chỉ là yêu cầu từ thị trường mà còn là yếu tố sống còn của ngành chăn nuôi Việt Nam trước sức ép của thịt nhập khẩu, vốn đến từ những nước có nền chăn nuôi phát triển và có tiếng quản lý tốt về an toàn thực phẩm.
Vì vậy, thịt nội phải tạo được niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, an toàn về thực phẩm để không phải nhường sân cho thịt ngoại ngay trên sân nhà.
Related news
Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng.
Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...
Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.
Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.
Chỉ tiêu tỉnh giao huyện Đầm Dơi (Cà Mau) năm 2014 nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện là 2.600 ha. Bước vào đầu năm Giáp Ngọ, bà con nông dân khẩn trương thi công ủi đầm nuôi tôm công nghiệp cho kịp thời vụ.