Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Gia Công Ở Bà Rịa Vũng Tàu Lời Ít Nhưng An Toàn

Chăn Nuôi Gia Công Ở Bà Rịa Vũng Tàu Lời Ít Nhưng An Toàn
Publish date: Monday. August 25th, 2014

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Chăn nuôi theo hình thức gia công có độ an toàn với dịch bệnh cao do đội ngũ cán bộ thú y của doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ và người chăn nuôi không lo đầu ra cho sản phẩm. Trong ảnh: Cán bộ thú y tiêm vắc xin phòng cúm gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh, có 53 trại chăn nuôi gia công. Trang trại nuôi heo theo hình thức gia công cũng phát triển mạnh. Nguyên nhân tăng số lượng trang trại chuyển sang chăn nuôi gia công là do tác động của dịch bệnh và giá cả thị trường.

Để ổn định đầu ra cho sản phẩm và ít phải chịu rủi ro nên nhiều trang trại chuyển sang chăn nuôi gia công. “Trước đây, tôi nuôi heo với hình thức nhỏ lẻ trong gia đình ở tỉnh Đồng Nai và gặp nhiều rủi ro từ dịch bệnh cho đến khâu mua thức ăn, tiêu thụ sản phẩm…

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi quyết định đầu tư chuồng trại để chăn nuôi gia công cho một công ty nước ngoài và nhận thấy chăn nuôi theo hướng này an toàn hơn. Vật nuôi được đối tác tiêm phòng vắc xin, khử độc chuồng trại… nên rất an toàn. Chấp nhận hưởng lãi ít hơn nuôi cho mình, nhưng tránh được tình trạng như dịch bệnh, đầu ra, đầu vào đều có đối tác bao tiêu”- ông Hồ Xuân Thống, ở Phước Hội (huyện Đất Đỏ) cho biết.

Ông Trần Quang Hoàn, một hộ chăn nuôi gia công gia cầm tại huyện Đất Đỏ cũng cho biết thu nhập từ việc chăn nuôi gia công của gia đình ông ổn định. Ông Hoàn nhận định, tình hình dịch bệnh hiện rất phức tạp, thức ăn cho gia cầm, tiền cước vận chuyển… đều tăng, vì vậy, chăn nuôi gia công đang là lựa chọn tốt cho người chăn nuôi ở thời điểm này.

Theo các hộ chăn nuôi gia công, trung bình mỗi tấn sản phẩm heo hơi, người chăn nuôi hưởng khoảng 3 triệu đồng, gia cầm khoảng 2,2 triệu đồng tùy theo thỏa thuận giữa người chăn nuôi và đối tác. Các hộ chăn nuôi gia công sẽ được đối tác đầu tư trọn gói từ giống, thức ăn, kỹ thuật còn người chăn nuôi chỉ tốn công chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y, lợi thế của việc chăn nuôi theo mô hình tập trung là an toàn dịch bệnh cao, được ngành thú y và cán bộ kỹ thuật của công ty kiểm soát, quản lý chặt chẽ nên ít xảy ra dịch bệnh. Cụ thể, trong chăn nuôi gia công, những quy định quản lý dịch bệnh được các cơ sở chăn nuôi áp dụng theo quy trình của đối tác. Phía địa phương kiểm soát chặt đầu vào, đầu ra, kiểm soát con giống ngay từ khi các công ty đối tác của người chăn nuôi đưa vào.

Theo định kỳ, lực lượng thú y sẽ kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, có lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra bảo hộ đàn gia súc, gia cầm. Khi mức độ bảo hộ thấp, ngành thú y sẽ làm việc với các công ty đối tác của người chăn nuôi để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi.

Với những ưu điểm đó, chăn nuôi gia công đang là một lựa chọn được nhiều hộ chăn nuôi phát triển. Và chăn nuôi gia công cũng là một trong những hướng phát triển đã được ngành nông nghiệp tỉnh định hướng và xây dựng. Theo đó, cùng với khuyến khích người chăn nuôi tham gia thì ngành nông nghiệp cũng đã khuyến cáo người chăn nuôi, ngoài lợi ích kinh tế, cần cố gắng tích lũy những kinh nghiệm và những kiến thức tiến bộ khoa học trong chăn nuôi.


Related news

Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tuesday. May 14th, 2013
Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Friday. May 17th, 2013
Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh) Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

Tuesday. May 21st, 2013
Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Tuesday. May 21st, 2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre) Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Tuesday. May 21st, 2013