Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững

Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững
Publish date: Wednesday. October 1st, 2014

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

Đó là những thay đổi mà Trung tâm khuyến nông đã mang lại cho người nông dân khi triển khai Mô hình Sản xuất cà phê chè bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên. Hơn tất cả, việc canh tác cà phê theo hướng bền vững giúp người nông dân chung sống hòa hợp với ruộng đất của mình, có thu nhập cao trên cùng một thửa vườn.

Anh Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, một trong hai xã tham gia mô hình sản xuất cà phê chè bền vững cho hay, Tà Nung là xã có phần đông cư dân sống bằng cây cà phê. Tập quán xưa giờ của bà con là bón phân bất kể thời gian, theo lời anh Hùng là "khi nào có phân thì cho cây ăn".

Thêm vào đó, việc phun thuốc, tỉa cành cũng theo thói quen, không có bất cứ một quy chuẩn nào. Bởi vậy, khi 30 hộ sống dọc theo đường lộ DT 725 và suối Nước Trong tham gia mô hình, các nông hộ đã được cán bộ kỹ thuật tập huấn lại rất cẩn thận quy trình canh tác.

Từ việc bón phân cân đối, đúng thời gian, tỉa cành đúng kỹ thuật cho tới vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Xưa nay, bà con thường vứt rác thải bừa bãi thì nay đã tập thói quen thu gom rác, vỏ bao bì và cành lá khô vào xử lý bằng phương pháp đốt hoặc thu gom tập trung, không để rác lan tràn như trước. Riêng việc thu gom đồng ruộng này đã giúp giảm nhiều bệnh sâu đục thân, loại sâu bệnh gây hại rộng rãi trên địa bàn Tà Nung.

Điều rất khác nữa là nông hộ buộc phải ghi chép nhật ký đồng ruộng và đây thực sự là việc thay đổi quyết liệt. Anh Hùng cho hay: "Xưa nay nông dân cứ có tiền là bỏ phân, có bệnh là phun thuốc, đâu có ghi chép gì. Giờ ghi nhật kí đồng ruộng mới thấy hiệu quả. Một là mình vừa xác định được đúng chất lượng, số lượng phân tro...

Hai là ghi chép cụ thể mình tính toán được số tiền đầu tư, đến mùa bán đi tính được lời lỗ, cái này là thay đổi lớn nhất". Bản thân anh Hùng là người tham gia mô hình cũng tập cho mình thói quen ghi nhật kí. Việc ghi nhật ký đồng ruộng giúp chất lượng cây trồng cũng như khả năng tính toán của bà con được nâng cao rõ rệt.

Tương tự như các hộ nông dân xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, 30 nông hộ thuộc xã Hoài Đức, Lâm Hà cũng tham gia dự án với mục tiêu cải thiện chất lượng vườn cà phê. Với các nông hộ ở Hoài Đức, bà con rất nhiệt tình thực hiện đúng kỹ thuật chăm bón và cho kết quả khả quan.

Anh Nguyễn Bá Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Đức chia sẻ: "Những hộ tham gia mô hình có kết quả rất tốt, cây bớt bệnh và trái sai hơn nhiều so với những năm trước. Kết quả kiểm tra cũng rất tốt và có lẽ sẽ được cấp giấy chứng nhận trong nay mai". Theo anh Hà, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác cà phê theo bộ tiêu chuẩn UTZ Certified và 4C không nhiều, tương tự với lượng phân bà con vẫn bón theo thói quen.

Nhưng thay vì bón phân đơn, bón đạm, lân như bà con thường làm thì cách bón phân của cà phê bền vững là kết hợp nhiều loại phân, cả NPK, vôi, vi sinh..., rất đa dạng và cân đối. Bón phân kiểu kết hợp này tuy phức tạp hơn nhưng cho kết quả rất tốt, cây khỏe, trái sai và những nông hộ này khẳng định sẽ tiếp tục tuân theo phương pháp canh tác bền vững.

Trong hai địa phương tham gia mô hình cà phê chè bền vững thì xã Tà Nung, Đà Lạt khó khăn hơn do có một số hộ là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn.

Anh Nguyễn Minh Hùng cho hay, nhiều hộ trong số này chỉ bón phân cho cà phê 1 lần/vụ nên việc áp dụng đúng yêu cầu là tương đối khó nếu không có nguồn hỗ trợ của Nhà nước như vụ vừa qua.

Tuy nhiên, xã thường xuyên hướng dẫn các hộ ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê, từ cây xanh cắt tại chỗ để bổ sung lượng dinh dưỡng cây thiếu hụt. Còn với trên 20 hộ còn lại, việc áp dụng đúng quy trình canh tác là việc không khó và nhiều nông hộ đã thấy hiệu quả rõ rệt của việc canh tác cà phê bền vững.

Và với việc triển khai mô hình thành công tại những vùng cà phê chè rộng lớn như Tà Nung, Hoài Đức, việc giúp nông dân làm "cà phê 4C" chứng tỏ người trồng cà phê Lâm Đồng đủ khả năng và sẵn sàng tiếp nhận phương pháp canh tác mới, làm ra những hạt cà phê giá trị cao hơn, mang lại danh tiếng cho vùng cà phê Lâm Đồng.


Related news

Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Thursday. November 28th, 2013
Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Thursday. November 28th, 2013
Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.

Thursday. November 28th, 2013
Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.

Thursday. November 28th, 2013
Vườn Cây Ăn Trái Tiếp Tục Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Tiếp Tục Phát Triển

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.

Thursday. November 28th, 2013