Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2
Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn toàn huyện Quỳnh Lưu đã thả nuôi được 300 ha tôm vụ 2, trong đó Quỳnh Thanh 75 ha, Quỳnh Bảng hơn 100 ha, Quỳnh Lương 40 ha, Quỳnh Thọ 10 ha, Quỳnh Thuận 10 ha, Quỳnh Minh 10 ha... Năm nay nguồn cung tôm giống dồi dào thuận lợi cho người nuôi lựa chọn giống từ các công ty: Việt Úc, CP, Nam Miền Trung, Vina, Vietpost, Thông Thuận... Tuy vậy người dân nên mua tôm giống tại các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh mua những loại giống không qua ương gièo, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sau khi thả giống, người dân Quỳnh Bảng thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của tôm
Nuôi tôm vụ 2 thường gặp thời tiết mưa bão, người chăn nuôi thường xuyên bám đầm theo dõi sát diễn biến quá trình sinh trưởng của tôm, tích cực chăm sóc và phòng bệnh cho tôm. Đối với các diện tích nuôi đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch sớm nhằm tránh thiệt hại do mưa lụt.
Vùng nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu)
Related news
Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.
Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).
Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.