Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham

Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham
Publish date: Monday. February 24th, 2014

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Từ một lớp dạy nghề

Theo con đường nhỏ chạy từ trung tâm xã, chúng tôi tới thăm mô hình trồng nấm của gia đình chị Nguyễn Thị Thoa, thôn Ba Làng. Nâng niu những bịch nấm đang trong kỳ thu hoạch, chị Thoa cho biết cách đây hai năm xã mở lớp dạy nghề trồng nấm, chị cùng người chị họ đăng ký theo học.

Từ những kỹ thuật được hướng dẫn, chị bắt tay vào làm nhưng chỉ ở phạm vi nhỏ vì đồng vốn hạn hẹp lại chưa có sự liên kết sản xuất. Giữa lúc đó, được huyện hỗ trợ, chị mạnh dạn tiếp nhận và đầu tư hơn 80 triệu đồng xây dựng lán trại rộng 300m2 và lò hấp khử trùng nguyên liệu trồng nấm. Hiện nay gia đình chị có 6.000 bịch nấm sò và nấm mộc nhĩ.

Áp dụng kiến thức được học, tuy chưa đạt năng suất chất lượng cao nhất nhưng bước đầu đã cho thấy nghề trồng nấm có thể phát triển ổn định và nhân rộng. Theo chị Thoa, tuy mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng diện tích và chi phí sản xuất không cần nhiều, năng suất và hiệu quả kinh tế khá nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật. Theo giá thị trường thời điểm này mỗi cân nấm sò cũng bán được từ 25-30.000 đồng/kg cao hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp, nếu vào thời điểm cận Tết thì giá cũng có thể cao hơn.

Triển vọng nhân rộng

Được huyện hỗ trợ mở dạy nghề trồng nấm cho lao động nông thôn, nhiều học viên ở Quế Nham đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, chị Phạm Thị Yến ở thôn 284 cũng là một trong những nhân tố tích cực trong phong trào phát triển nghề trồng nấm ở xã.

Hiện nay chị đã đầu tư xây dựng nhà xưởng và lò hấp để trồng nấm, với ba loại nấm chủ đạo là mộc nhĩ, nấm rơm và nấm sò. Nhờ vậy, gia đình chị đã có thu nhập bước đầu ổn định và bảo đảm đầu ra, hiện nay chị đầu tư trồng hơn 8.000 bịch nấm các loại, mỗi ngày đều có sản phẩm nấm tươi xuất bán.

Chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, chị Yến cho biết: "Thời điểm bắt đầu lập đông chúng tôi tập trung trồng nấm sò và mộc nhĩ. Kỹ thuật không phức tạp nhưng điều quan trọng nhất là phải bảo đảm độ ẩm cho không gian nuôi trồng và cánh nấm. Bằng không thì người trồng có nguy cơ thất thu rất cao”.

Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Cần phải chú ý tới khâu xử lý nguyên liệu, hiện nay một số mô hình được đầu tư trang thiết bị hấp khử trùng, phương pháp này giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh, đạt hiệu quả và năng suất cao. Xử lý nguyên liệu xong tiến hành cấy giống, ươm nuôi sợi nấm từ 25-30 ngày.

Khi bịch nấm phát triển đồng đều dùng dao rạch vỏ và tưới nước tạo ẩm nền, sau từ 4-6 ngày nấm bắt đầu có mầm quả thì tưới nước trực tiếp vào bịch nấm dưới dạng phun sương, một ngày tưới 3-5 lần. 1 tấn rơm rạ hoặc bông phế thải có thể thu được 6 -7 tạ nấm tươi. Đối với mộc nhĩ thời điểm trồng tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Quy trình kỹ thuật cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Theo ông Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Quế Nham thì xã hiện có hơn 20 hộ trồng nấm, trong đó có gần chục mô hình lớn như gia đình chị Thoa, chị Yến. Tuy là nghề mới nhưng nhiều hộ dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Từ chỗ chỉ cung cấp nấm ăn nhỏ lẻ, đến nay sản phẩm nấm tươi của Quế Nham đã trở thành mặt hàng bán chạy tại TP Bắc Giang, các chợ lớn, nhà hàng trên địa bàn.

Theo đề án phát triển nghề sản xuất nấm của huyện, UBND huyện Tân Yên đang chỉ đạo phòng chuyên môn và xã Quế Nham xây dựng vùng sản xuất tập trung theo mô hình làng trồng nấm nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn.


Related news

Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Wednesday. November 4th, 2015
Nên hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho nông dân làm ăn Nên hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho nông dân làm ăn

Hội nghị “Tác động của Hiệp định TPP đến nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đề xuất Nhà nước cần phải có gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Wednesday. November 4th, 2015
Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

Wednesday. November 4th, 2015
Ghi nhận đóng góp của người khai sinh vụ lúa xuân Ghi nhận đóng góp của người khai sinh vụ lúa xuân

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Giáo sư Bùi Huy Đáp – Cuộc đời và sự nghiệp”.

Wednesday. November 4th, 2015
Người trồng rừng lãi lớn Người trồng rừng lãi lớn

Hiện nay, tại Bình Định, gỗ rừng trồng được các thương lái và doanh nghiệp thu mua với giá rất cao, gần 1,4 triệu đồng/tấn (đầu vụ chỉ có 1,25 triệu đồng/tấn). Vì thế, người trồng rừng đang hy vọng vào mùa thu hoạch bội thu.

Wednesday. November 4th, 2015