Thành Phố Cà Mau nuôi tôm nước tịnh đạt kết quả khá

Sau 1 tháng nuôi sẽ thả bổ sung từ 10 - 20% giống. Cứ sau hơn 2 tháng đặt lú tỉa dần tôm lớn bán.
Kỹ thuật nuôi tôm nước tịnh rất đơn giản, phù hợp với trình độ sản xuất của người dân trong vùng. Cụ thể, tận dụng ao, vuông đã sản xuất, gia cố bờ tránh rò rỉ, đóng cống lấy nước tự nhiên ngoài sông vào đầm có độ sâu từ mặt ruộng trở lên 50 - 60cm là thả nuôi. Quá trình nuôi, mực nước cạn thì bơm nước bổ sung vào đảm bảo mực nước như trên (đặc biệt không xổ bắt tôm).
Sau khi thả giống 2 tháng 15 ngày, có 31/33 hộ thu hoạch đạt yêu cầu; tuỳ theo diện tích từng hộ mà thu hoạch đợt 1 khác nhau, hộ cao nhất cũng hơn 20 triệu đồng và thấp nhất cũng trên 5 triệu đồng (chỉ đặt lú bắt tỉa). 2 hộ không đạt, lý do không tuân thủ theo quy trình. Ðặc biệt, có 2 hộ trước đây thu hoạch không đáng kể nhưng thả tôm và thu hoạch đợt 1 rất khả quan. Ðó là hộ ông Trần Văn Bảo, diện tích 0,9 ha, thả 10.000 con giống, thu tỉa hơn 5.000 con, bán hơn 5 triệu đồng; hộ ông Trần Văn Thắng, diện tích 0,8 ha, thả 6.000 con, thu tỉa 3.500 con, bình quân 40 con/kg.
Hiện số tôm còn lại của các hộ trong THT phát triển tốt, riêng 2 hộ không đạt cũng tiếp tục thả tôm và thực hiện đúng quy trình.
Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước tịnh cuối tháng 3 vừa qua đánh giá rất cao mô hình nuôi tôm nước tịnh của THT ấp 6, xã Tân Thành. Ðây là mô hình có chi phí thấp, phù hợp với trình độ canh tác của người sản xuất và có điều kiện nhân rộng.
Ông Trần Quang Thum, Phó Bí thư Xã uỷ Tân Thành, chỉ đạo, cần nhân rộng mô hình này và mong muốn Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng quan hệ chặt hơn và có trách nhiệm hơn với người nuôi tôm, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất để đôi bên đều có lợi.
Related news

Được sự trợ giúp cả về vốn và kỹ thuật của Nhà máy Đường Sông Con (Nghệ An), từ năm 2009 đến nay, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã chuyển đổi thành công hàng trăm ha đất bãi ven sông Con, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.